Biến áp cách ly và lọc nguồn

Mời các sếp xem qua sản phẩm của shop

- Tổng hợp phụ kiện bộ nguồn AC: https://dungaudio87.com/collections/t15-tong-hop-phu-kien-bo-nguon-ac

- Bộ nguồn tổng - Biến áp cách ly: https://dungaudio87.com/collections/t16-tong-hop-cho-bo-nguon-tong-ac

[​IMG]

Em thì tính thủ công hơn. Để tính toán cho phần nguồn công suất phù hợp với các thiết bị sẵn có thì ai cũng có thể tính được tương đối nhất.

Kinh tế: Tính tổng công suất bộ dàn thì tính ra được cục BA hay ổn áp phù hợp. Cái này hơi bị quên là 1 thời gian sau, nâng cấp dàn máy lên, lại tốn tiền cho cục nguồn khác lớn hơn.

Rất kinh tế: Vì nghĩ rằng cái cục đổi điện kia nhỏ xíu mà chạy được cái tủ lạnh to đùng, huống gì dàn máy của mình bé tẹo, chồng lên chưa qua được cái chân tủ. Rất nhiều trường hợp rơi vào tình huống này, em đã tới nhà rất nhiều khách hàng xài dàn máy khá tiền nhưng xài ổn áp 500vA.

Rất lo xa: Họ tậu cái ổn áp khá bự.

Các sếp thân mến, các loại đồ điện gia dụng quanh ta, thường gọi là hàng tiêu dùng. mọi sự tính toán khả thi tiết kiệm điện hoặc đầu tư hợp lí phần nguồn cho nó là hoàn toàn hợp lý. Riêng dàn máy nghe nhạc của chúng ta nó không phải vậy, đó là hàng tiêu khiển.

Cũng như bao thú chơi tiêu khiển khác (như chơi máy ảnh, xe, chim, cá cảnh) thì sự tính toán kinh tế ở đây là vô nghĩa

Hàng tiêu dùng, qua thời gian sử dụng, mau xuống cấp, hư hỏng, mua mới tiết kiệm hơn sửa lại xài. Hàng tiêu khiển... không được hư. Hư, hỏng là chết, Diễm ơi! Nó dễ làm ta bị "sì trét" lắm, khi đi viện vài ngày.

Như em đã có nói từ lâu, thiết bị nguồn không chất lượng là nguyên nhân chính gây tiêu tùng dàn máy đắt tiền của bạn. Không chất lượng ở đây là chất lượng quá kém, nguồn quá yếu.

[​IMG]

Mọi tính toán các bác đã tính cả rồi và chính xác. Nhưng ở đây, vấn đề là bộ nguồn không những phục vụ cho cái máy hát kia mà nó còn phục vụ cho audio nữa, có nghĩ là phục vụ cho cái lổ tai của chúng ta.

Em tính đơn giản, các loại dây đồng quấn trong cái biến áp nguồn kia nó cũng to như là dây nguồn trong dàn máy của mình. Cứ đè mấy em có dây bự mà chơi là chắc cú nhất. Cứ đè đầu mấy em có nguồn gốc tốt mà chơi, chất lượng sản suất đạt yêu cầu vì họ có máy xịn để gia công như các loại ổn áp có tiếng, nhiều người xài trên thị trường. Còn các loại biến thế hàng nhập như của Nhật, Mỹ thì khỏi phải bàn, ngoài điện áp đúng, công xuất đúng cũng còn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến âm thanh lắm lắm.

[​IMG]
 

Ở đây đang bàn về cục nguồn ảnh hưởng đến âm thanh, cho nên đã là thú tiêu khiển rồi thì mọi tính toán cũng là hơi dư thừa, các bác cứ đầu tư cho phần nguồn 1 cách tốt nhất, ấy là đã tiết kiệm được tiền của, công sức vì dàn máy của chúng ta lúc nào cũng chạy êm ru, hay hơn và không ho hen sổ mũi bất ngờ nữa.

Để làm cho dàn máy chạy ổn định, tăng độ bền thiết bị, tiết kiệm điện năng, không lãng phí tiền đầu tư thì càn có bộ nguồn có công suất đúng. Nhưng ngoài mấy cái trên ra thì muốn cho âm thanh hay hơn, độ động tốt hơn, nền âm thật vững, bass thật chắc, không gian hoàn hảo, các lớp lang không lỏng lẻo, thì em cứ công suất càng lớn, em cứ đập tới.

Điều cuối cùng cũng cần nhắc thêm lần nữa là đừng lo điện thiếu, dư vài ba vôn mà đã lo sợ. Cái lo sợ là mấy các jack nguồn kia cắm vô ở điện đã được chắc cú hay chưa!

[​IMG]

Dây nguồn gia dụng thường có 3 dây

Nóng

Dây nóng mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha. Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân nguội.

Nguội

Dây nguội trên lý thuyết có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha.điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Đất

Dây đất nhằm mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật. Điện rò rỉ có thể là do:

- Một dây nóng tiếp xúc với vỏ kim loại do lỗi kỹ thuật hay do tác nhân như độ ẩm cao, bụi,...

- Cảm ứng điện từ gây ra trên vỏ kim loại bởi lỗi thiết kế,...

- Nếu không nối đất, người sử dụng tiếp xúc với vỏ kim loại sẽ có thể bị điện giật. Khi nối đất, điện truyền qua dây đất xuống đất, và không đi qua người (vốn có điện trở lớn hơn dây điện). Ngoài ra, nếu dòng điện rò rỉ lớn, tương đương chập mạch, cầu chì có thể tự động ngắt, tránh cháy nổ.

- Không dùng dây nguội để làm dây đất được, vì dây nguội có thể không nối trực tiếp xuống đất và luôn được dùng để mang dòng điện xoay chiều nuôi vật tiêu thụ.

Phích và ổ cắm tiêu chuẩn Mỹ 3-chân

Phích cắm này có 2 chân tải điện giống loại Nhật, nhưng thêm chân tiếp đất. Tại Mỹ, nó theo tiêu chuẩn Mỹ NEMA 5-15. Tại Canada, nó theo tiêu chuẩn Canada CSA 22.2, Nº42. Nó hoạt động tối ưu ở cường độ dòng điện 15 ampe. Chân tiếp đất dài hơn hai chân tải điện, để thiết bị được tiếp đất trước tiên khi mới cắm điện vào.


[​IMG]

Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các tiêu chuẩn còn thiếu hoặc không được tuân thủ nghiêm ngặt. Ngoài ra chất lượng nguồn điện, gồm hiệu điện thế và tần số, có thể dao động, cùng với khả năng có các đợt mất điện không báo trước. Tại các thành phố, nhiều chuẩn về hiệu điện thế hoặc tần số có thể cùng tồn tại, thậm chí trong một khu nhà. Các chỗ nối đất có thể thiếu, hoặc nếu có cũng có thể không đảm bảo. Các chức năng an toàn phải luôn được kiểm tra cẩn thận trước khi tin dùng.

Ở Việt Nam, nhiều nhận xét trên áp dụng đúng. Hiệu điện thế thông dụng là 220 V nhưng có thể dao động mạnh. Tần số tương đối ổn định ở 50 Hz. Tình trạng mất điện có thể xảy ra bất ngờ bất cứ lúc nào, kể cả ở các thành phố. 

Tiêu chuẩn TCVN 6190:1999 qui định các phích cắm điện và ổ cắm theo kiểu A (2 chân), B (3 chân), C (2 chân) và K (3 chân). Nhưng thông dụng nhất là loại A và C, 2 chân, do đó các dây nối đất thường rất thiếu. Các phích cắm loại B thường bị bẻ chân nối đất đi để cắm vào ổ cắm loại A. Hầu như không thấy phích cắm loại K trên thị trường. Rất nhiều tiêu chuẩn khác cũng được sử dụng, kết hợp với các ổ chuyển tiếp.

Nhiều phích điện đang lưu hành tại Việt Nam không đạt tiêu chuẩn về lực rút phích cắm, chiều dài đường rò, khe hở không khí, khả năng chịu nhiệt, không ghi địa chỉ cơ sở sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng...

Mời các sếp xem qua sản phẩm của shop: 

- Tổng hợp phụ kiện bộ nguồn AC: https://dungaudio87.com/collections/t15-tong-hop-phu-kien-bo-nguon-ac

- Bộ nguồn tổng - Biến áp cách ly: https://dungaudio87.com/collections/t16-tong-hop-cho-bo-nguon-tong-ac

Bình luận