Nguồn điện gia đình (1 phase) gồm 3 dây

Nóng (L)

Dây nóng mang dòng điện xoay chiều. Hiệu điện thế biến đổi tùy quốc gia, tùy tiêu chuẩn. Trong một số trường hợp, 2 dây chính đều là dây nóng, có thể từ 2 pha của đường cung cấp 3 pha, hoặc lấy từ biến thế một pha(BACL, ổn áp). Một số ổ điện (đặc biệt ổ chỉ có 2 lỗ) không phân biệt chân nóng và chân nguội.

Nguội (N)

Dây nguội trên lý thuyết có cùng điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Trên thực tế luôn nên thận trọng coi nó như dây nóng. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha. Điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Đất (E)

Dây đất nhằm mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật.

Nguyên nhân khiến dòng điện rò rỉ

Một dây nóng tiếp xúc với vỏ kim loại do lỗi kỹ thuật hay do tác nhân như độ ẩm cao, bụi. Cảm ứng điện từ gây ra trên vỏ kim loại bởi lỗi thiết kế, các dòng nhiễu điện do lọc điện thải ra. Nếu không nối đất, người sử dụng tiếp xúc với vỏ kim loại sẽ có thể bị điện giật. 

Khi nối đất, điện truyền qua dây đất xuống đất, và không đi qua người (vốn có điện trở lớn hơn dây điện). Ngoài ra, nếu dòng điện rò rỉ lớn, tương đương chập mạch, cầu chì có thể tự động ngắt, tránh cháy nổ.

Không dùng dây nguội để làm dây đất được, vì dây nguội có thể không nối trực tiếp xuống đất và luôn được dùng để mang dòng điện xoay chiều nuôi vật tiêu thụ.

[​IMG]

Phích và ổ cắm tiêu chuẩn Mỹ 3-chân

Phích cắm này có 2 chân tải điện giống loại Nhật, nhưng thêm chân tiếp đất. Tại Mỹ, nó theo tiêu chuẩn Mỹ NEMA 5-15. 

Tại Canada, nó theo tiêu chuẩn Canada CSA 22.2, Nº42. Nó thoải mái với cường độ dòng điện 15 ampe (15A X 125v # 2000w). Chân tiếp đất dài hơn hai chân tải điện, để thiết bị được tiếp đất trước tiên khi mới cắm điện vào.

[​IMG]

Các sếp chú ý kiểm tra kĩ kĩ một chút về mạng lưới điện trong phòng nghe nhạc, vì chỉ cần sơ sẩy đâu đó (dây quá nhỏ, đấu nối lõng lẻo, thợ siết mấy cái mối điện ẩu hoặc quên thì ngay tại ổ điện chính cho dàn máy sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, các thiết bị công suất lớn xài chung với hệ thống này khi hoạt động sẽ làm giảm áp và thiếu dòng ngay tại ổ điện đó. 

Dàn máy đang hát sẽ bị ảnh hưởng tức thời, thiếu hơi và dở ẹc! đổi máy lia lịa tìm kiếm âm thanh hay chỉ có trong giấc mơ mà thôi.

Để tránh các sự cố ngoài ý muốn! 

Các sếp không được tự ý lắp ráp các sản phẩm về điện khi không nắm rõ nguyên tắc của dòng điện - hãy gọi thợ điện chất lượng khi cần thiết! Ông thợ điện có thể bảo gia chủ bị ấm đầu, vì đâu cần thiết phải... bày trò xài dây và ổ cắm, cầu dao dữ dằn và quá đắt tiền như vậy. Mặc kệ mấy ổng. 

"Cứ làm giúp em." Hehe, đừng nghe lời mấy ổng xúi xài đồ tiệm điện gần nhà nha! Mấy ông điện lực cũng hùng hổ không kém! Nhưng cố gắng "Cứ làm giúp em." là ok. Một khi đã có 1 bộ nguồn hết xẩy cho dàn audio rồi thì em bảo đảm các sếp không cần phải lo lắng về khả năng trình diễn và sự an toàn cho các thiết bị yêu quí này!

[​IMG]

Dòng điện đầu tiên cung cấp nguồn cho máy cũng như cả dàn máy nó quyết định đến toàn bộ quá trình trình diễn âm thanh trong phòng nghe của các sếp. Các sếp không nên coi nhẹ tính chất quan trọng này nếu niềm đam mê audio là thật sự. Vì chúng ta phải thấy rõ 1 điều thực tế và quan trọng là mình đang nghe dòng điện hát đó thôi!

Dòng điện 220v - 110v AC vào máy thì trong đó nó sẽ chia ra rất nhiều các loại dòng điện khác nhau. Điện vài vôn nuôi máy, vài chục vôn nuôi nguồn công suất, vài trăm vôn nuôi cao thế, vài milivon AC phát sinh ra tín hiệu Analog (RCA , XLR interconnect) cũng như đến từng vôn AC cho tín hiệu loa...

Cho nên các sếp phải theo dõi, tham khảo, nghiên cứu và dứt khoát nên đầu tư dây điện nguồn cũng như các ổ nguồn. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà đầu tư sao cho hợp lí nhất. Điện nguồn, dây nguồn chưa ổn định và chắc cú thì thẩm âm ba cái máy, cái loa chẳng có ích lợi chi mà có khi nó làm cho chúng ta đánh giá méo mó về chất lượng của sản phẩm khi thi đấu hoặc so sánh!

 

Bình luận