Nhiệm vụ chính của hệ thống nguồn, dây nguồn trong dàn âm thanh
Dây nguồn chất lượng cao để phục vụ nhu cầu nghe nhạc của các sếp
Có nghĩa là phục vụ cho Audio. Không phải là nó truyền dẫn điện như thế nào, mà tùy theo thiết kế cấu tạo, chất dẫn điện và chất cách điện tương tác với nhau làm thành đặc trưng riêng của từng sản phẩm.
Nói nôm na hơn, nhiệm vụ chính của dây nguồn là phải loại bỏ càng nhiều càng tốt các hiệu ứng cộng hưởng tiếng ồn tần số cao (high frequency noise), cũng như tần số thấp - Đảm bảo hiệu ứng "tĩnh" trong quá trình phát nhạc Audio để đi đến kết quả cuối cùng: Âm thanh tách bạch và êm tai.
Kết cấu dây và gia công hoàn thiện đúng kĩ thuật, đó là tạo nên 1 cái tụ lọc nguồn vô hình, chứ không phải đơn giản là sợi dây điện nữa. Tất cả những thủ thuật trên nhằm đem lại mong muốn tốt nhất, sự trình diễn hoàn hảo nhất cho dàn máy yêu quí của bạn.
Dòng điện đầu tiên cung cấp nguồn cho máy cũng như cả dàn máy nó quyết định đến toàn bộ quá trình trình diễn âm thanh trong phòng nghe của các sếp. Các sếp không nên coi nhẹ tính chất quan trọng này nếu niềm đam mê AUDIO là thật sự. Vì chúng ta phải thấy rõ 1 điều thực tế và quan trọng là mình đang nghe dòng điện hát đó thôi. Dòng điện 220v - 110v AC vào máy thì trong đó nó sẽ chia ra rất nhiều các loại dòng điện khác nhau (điện vài vôn nuôi máy, vài chục vôn nuôi nguồn công suất, vài trăm vôn nuôi cao thế, vài milivon AC phát sinh ra tín hiệu Analog (RCA, XLR interconnect) cũng như đến từng vôn AC cho tín hiệu loa.
Cho nên các sếp phải theo dõi, tham khảo, nghiên cứu và dứt khoát nên đầu tư dây điện nguồn cũng như các ổ nguồn. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà đầu tư sao cho hợp lí nhất.
Điện nguồn, dây nguồn chưa ổn định và chắc cú thì thẩm âm ba cái máy, cái loa chẳng có ích lợi chi mà có khi nó làm cho chúng ta đánh giá méo mó về chất lượng của sản phẩm khi thi đấu hoặc so sánh.
......Dàn máy của em chắc công suất cũng khá lớn!
Với mấy cục công suất lớn như thế thì vấn đề là mấy cái ổ điện, phích cắm và hệ thống dây nguồn đến dàn máy của các sếp phải chắc cú nhe, bởi vì nếu hát dở, bass ẹ, treble F5. thì từ từ cải tạo cũng được, chớ mà điện cắm lỏng lẻo thì ngủm củ tỏi hồi nào không hay. Khó bề mà phục hồi lại như cũ.
Không nên quá tin tưởng vào mấy em ổ cắm âm tường
Tải thì có thể đủ đó, nhưng liệu mấy cái mối nối điện trong đó có chắc chưa? Nhất là hệ thống điện nhà lâu năm. nó làm cho hệ thống nghe dở ẹc vì âm thanh "lỏng chỏng" và rền rĩ. Sao vậy? Vì khi có nhạc với bass treble xập xình. Cục pow hay âmly sẽ làm việc với mức tiêu thụ điện bất ổn theo nhịp. Âm thanh trầm bổng dồn dập và có thể gây mất ổn định điện áp cho hệ thống (tần số âm thanh. Nhào lên, dội xuống cực nhanh với các tần số dao động từ 20hz đến vài chục Kz, chứ không phải è è 50hz như các đồ dùng gia đình trong nhà.
Nếu các ổ cắm không được kết nối tốt và mấy cái phích cắm máy cắm vào không được chắc chắn thì luồn điện không cung cấp nhanh mạnh cho máy, gây ảnh ảnh hưởng lớn đến sự trình diễn của nhịp độ của âm thanh..
Cái âmly hoặc power hút điện nhanh và mạnh như thế trong khi điện yếu thì mấy con cd hoặc cái pre kia (cắm chung ổ điện) cũng mệt mỏi theo. Nguồn không đủ mạnh thì ta không thể thưởng thức được hết khả năng trình diễn của dàn máy.
Dây dẫn to khoẻ, ổn áp hay BACL phải dữ nhất trong khả năng
Muốn dàn máy chơi ổn định và không gian audio chắc cú. Không méo và rền thì điện nguồn cho dàn máy nhất là cho âmly và power phải bảo đảm, đậm màu chuyên nghiệp. Dây dẫn to khoẻ, ổn áp hay BACL phải tốt và khỏe nhất trong khả năng có được.
Vấn đề không phải điện thế chênh nhau 5 - 10v (đây là điều nhìn thấy được) mà nó nằm ở chổ này (không kiểm soát được hay bị bỏ qua): Điện áp chứ không phải điện thế. Dòng điện nhà nước (cả trăm Ampere) đi qua đồng hồ nhà còn khoảng 50-60A, từ đó chạy đến dàn máy qua nhiều hệ thống âm tường (với nhiều kiểu đấu nối cho gia dụng hoặc ẩu tả) có khi chỉ còn 5A thì là chuyện bình thường.
Cái cầu chi bảo vệ, hoặc CB (aptomat) hãy nhìn ngắm mà coi: với 1 cầu chì 15A - 125v thì bên trong, với cọng chì bé bé đó, thì khi dòng điện với các máy nào đó đang hoạt động sau nó có công suất lớn hơn 15A hoặc bị chập điện sự cố, lúc này dòng nó lên cả trăm A luôn ấy chứ lị. Thì cầu chì đứt cái "bặc", CB nhảy cấp kì.
Không giống như cái cầu chi bảo vệ, các loại ổ cắm điện hoặc các loại phích điện tiêu chẩn Mỹ, tiêu chuẩn G7, các thanh cắm đồng to đùng. cả tạ Ampe đi qua chưa chắc nó đứt nổi. Mặc dù trên các loại sản phẩm này, các hãng vẫn phãi chú thích 15A - 20A / 125v, đó là để phân bổ tự nhiên các thành phần tiêu thụ cắm vào nó và cái quan trong nhất là tiêu chuẩn an toàn tối đa phòng chống sự ẩu tả nhất của người thợ thì công tào lao (dây âm tường nhỏ xíu) lẫn cái ông xài ẩu (cắm dây điện lỏng chỏng như răng bà già ngậm bánh ú). Và cuối cùng là phòng chống mọi sự kiện tụng nhất có thể sau các sự cố về điện (ra tòa coi tại sản phẩm hay tại cái thằng người). Mọi sự dính đến tiêu chuẩn Mỹ thì hệ số an toàn gấp 3 lần với tất cả các thiết bị phục vụ con người.
Vì vậy, nói về các ổ cắm, phích cắm chất lượng cao, chúng ta nên hiểu đó là hệ số an toàn tối ưu nhất (15A). Nếu biết chắc sự kết nối, sự liên kết đảm bảo thì công suất của nó sẵn sàng phục vụ cho các thiết bị gấu nhất.
Tính về công suất tiêu thụ, các sếp phải tính công suất của các máy đang hoạt động sau ổ cắm, âm ly đang ở mức hoạt động nào để biết được tính tương đối của tổng công suất
Không phải catalog ghi bao nhiêu W là nó đúng như thế, nó hay quảng cáo lố lắm. Không hề có chuyện BACL 3kvA cắm vào ổ cắm 15A là sai vì BACL không hề hoạt động hết công suất khi chẳng có cái máy nào sau nó hát. BACL 3kvA thì công suất của nó là 3kvA, hoạt động tốt nhất đến ngưỡng 3kvA (khoảng 30A, thì đến ngưỡng quá tãi (rung, nóng, âm thanh bị mất liên kết, nghe xìu xìu), công xuất tối đa nó chịu đựng được khoảng 3000W với điện 220v hoặc 1400w với điện 100v. Vì vậy, tất cả máy audio cắm sau nó gom công suất (W) lại hết thì phải dưới danh định của ổn áp hoặc BACL.
Ví dụ cộng hết lại dàn máy theo chuẩn catalog 100V dùng hết 1200W thì lúc đang nghe nhạc dàn máy tiêu thụ công suất tầm dao động 1,5kvA và dao động khá dữ dội vì âm thanh trồi sụt theo nhịp nhạc. Không phải BACL cứ cắm vào ổ điện thì nó ngốn ngay 3kvA, 3000w hay 5000w. Một cục BACL hay ổn áp thường thì bản thân nó tiêu thụ 1 lượng điện rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ như 1 bóng đèn 1.2m mà thôi. Nếu dàn audio không hoạt động. Công suất là tính theo tổng các máy đang cắm vào nó và đang hoạt động (W/h hoặc KvA).
Các loại dây điện, dây dẫn có hiệu điện thế càng thấp thì tiết diện dây bên trong nên càng lớn càng tốt.
15A - 115v ( 15 X 115 ) = 1725w
10A - 220v ( 10 X 220 ) = 2200w
**I Cường độ (A) X U hiệu điện thế (v) = P Công suất ( w )
Điện thế càng cao, công suất càng lớn, cho nên dây chạy cho điện thế thấp, chúng ta thiết kế dây có tiết diện to hơn. Tương tự, cầu chì cho điện thế cao thì danh định Ampere (A) càng thấp.
Dây cho điện 100v to hơn hẳn dây 220v nhé. Cũng giống như cầu chì máy, khi đổi điện máy từ 100v lên 220v thì hạ thấp danh định cầu chì theo máy còn 1/2 -1/3 nhé.
Các loại ổ điện trong bộ nguồn có điện thế 100v - 120v thì chọn ổ dày dặn và chất lượng tốt nhất có thể, dây điện kết nối cũng to hơn.
Nghe lâu một thời gian với một dàn máy đắt tiền nhưng điện áp yếu hoặc thiếu ổn định, tự nhiên thấy đơn điệu và hơi chán chán.
Hiệu ứng này cũng giống như phối ghép dàn máy không hợp lí. Nghe được máy hoặc loa khác hát là lạ chút xíu tự nhiên cảm thấy hay hơn.
Thế là đổi đồ lia lịa và lâu dần.... "tẩu" => Mấy cha nội này uyên bác dữ lắm, cái gì cũng biết, cũng đã chơi qua hết, thuộc làu làu các chủng loại model máy, he he. Nhưng không biết rằng mọi tư duy audio và sự đánh giá chất âm này nọ đều bắt nguồn từ cái ổn áp cùi bắp kia.
Cơ bản nhất!
- Thay gấp giúp em cái CB (aptomat ) phòng từ 20A lên 60A.
- Đổi BACL lên từ 3kvA - 5kvA. Ổn áp thì từ 5-7,5kvA.
- Đổi các loại ổ cắm điện Made in trời ơi gia dụng lên audiophile cho nó cắm thật chặt với phích cắm của máy. Đổi luôn ổ cắm điện âm tường.
- Nếu có CB tổng nguồn thì từ 40A trở lên. Càng xịn càng tốt, hàng công nghiệp còn chất, nó tốt hơn cả chục lần hàng phổ thông.
- Khi nâng cấp xong hệ thống điện nguồn hoặc thêm lọc điện hay BACL vào nguồn và để ý mấy em CD, pre hoạt động, các sếp sẽ thấy không gian âm thanh khác hẳn hoàn toàn. He he, chứ không phải cố nghe chất âm thay đổi. Tiếng hát (mid) hạ giọng, thảnh thơi hơn, xung quanh cảm giác thánh thót hơn, âm nền nhiều cung bậc hơn, tiếng trầm, bass lực hơn hẳn. Cả một không gian audio cực kì chặt chẽ.
Chống chỉ định:
Nếu có sự lệch lạc trong phối ghép dàn máy với cặp loa thì sự thay đổi ngoạn mục kia có thể có hiệu quả ngược lại. Nó lòi hết cái dở, cái tầm bậy ra hết, cho nên nhiều sếp đánh giá sau đó rất chủ quan.
Trời ơi! Âm ly và loa, Hai đứa nó mà trở kháng với dung kháng trẹo nhau thì bố bảo tụi nó hát lạnh tanh như cô thủ quỹ.
Mấy tiếng rột rẹt thỉnh thoảng nghe thấy thường thì không phải do nhiễu điện
Mà đó là do sốc điện do mấy cái thiết bị điện nào đó trong nhà hay ngoài đường gây ra. Cái này không lo vì có 1 chút rồi sẽ hết.
Tiếng ù xì nho nhỏ chưa chắc do tác động từ bên ngoài mà do bản thân dàn máy gây ra thể hiện qua cặp loa có độ nhay quá cao (>95db), tụ rò hoặc khô cũng xì, hở mạch cũng xì, dây RCA lỏng lẻo cũng xì, mass thiếu. Cái gì cũng có thể xì, he he.
Nhưng nếu áp tai vào gần loa mới nghe thấy thì chả có gì phải lo. Dàn máy đang chịu nhau và mọi âm thanh dù nhỏ nhất cũng được thể hiện. Với các thiết bị đời mới, hiện đại, nhà sản xuất làm tiêu tan mọi hồ nghi, các tiếng ù xì không có đâu, nhất là với âm ly đèn, khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng. Và tuỳ gu thôi - có thể nhận thấy 2 cách xì khác nhau: xì hay và xì bệnh.
Như vậy, CDP hoặc với các máy đầu nguồn khác như Tape, phono. ta phải săn sóc kĩ lưỡng hơn ông âm ly. Mọi cái chi tốt nhất là phải dành cho nó.
Các sếp ghé mua dây nguồn cho âm ly (âmly mắc tiền mà - he he) em thường xúi cắm cho CD trước để có hiệu quả hơn. Kết quả: Em bán được 2 sợi he he.
Hệ thống nguồn tổng chất lượng thấp và các ổ cắm điện dỏm là nguyên nhân chính gây tiêu tùng dàn máy đắt tiền của bạn
Các sếp chú ý là trước khi nâng cấp cái chi chi đó như lọc nguồn, cách ly.. thì thoạt tiên nên quan tâm đến việc đấu nối nguồn tổng cho ngon lành hoặc nói rỏ hơn là cái ổ cắm điện trên tường phải là number one cái đã nhe (xem T4-06F).
Thay cái công tắc hoặc CB cấp điện cho khu vục ổ điện dàn máy hoặc hệ thống ổ điện phòng nơi có dàn máy hoạt động với loại công suất CB lớn gấp 3-4 lần cái cũ (50A-60A). Kết quả thoạt tiên hiệu quả tức thì, đó là tiếng bass hay lên thấy liền. Yes sir, căng tròn và bự.
Xung nhiễu thường có nguyên nhân từ những rối loạn trên đường dây dẫn điện. Tuy nhiên, tỷ lệ xung nhiễu sinh ra trên đường truyền tín hiệu trong hệ thống Audio cao cấp của các sếp là rất quan trọng để đánh giá sự cần thiết phải có thiết bị chống xung nhiễu trên dây dẫn tín hiệu. Bất kỳ dây dẫn nào cũng là nhà cung cấp tiềm năng của xung nhiễu, nguồn gây ra từ thông cảm ứng (inductive coupling) trong bất kỳ hệ thống nào.
Ngày nay, thiết bị máy móc hoạt động với ngưỡng điện áp nhỏ dần, điều đó có nghĩa là sự quan tâm đến những xung nhiễu nhỏ ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để ngăn chặn sự sai lệch trong dữ liệu. Phương pháp chống xung nhiễu theo lớp là cách thức lý tưởng, với lớp đầu tiên sẽ giảm xung điện áp lớn đi vào đầu tiên, sau đó các lớp tiếp theo tiếp tục làm giảm điện áp này trước khi cho đi vào các thiết bị điện tử nhạy cảm.
Chống xung nhiễu trên đường tín hiệu là rất cần thiết để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm khỏi các dòng dữ liệu méo vỡ, ngăn chặn sự phá hủy đối với các dòng tín hiệu điện áp thấp, và ngăn chặn những con đường mà xung nhiễu có thể đi vào.
Chống được các loại xung nhiễu đầu tiên thường là BACL - sau đó đến lọc điện và cuối cùng là ở trên các đường truyền tín hiệu, dây dẫn nguồn. ngoài chất lượng nhận thấy được cũa các loại dây đẫn thì Chính cái cách thi công đúng kĩ thuật và lành nghề của một người thợ nó làm cho 1 sợi dây đẫn trở nên là một thiết bị chống được nhiễu, bảo vệ tín hiệu điện áp thấp để cuối cùng, cho một thứ âm thanh tinh khiết nhất đến được tai của chúng ta.
Bình luận