T4-11A Băng keo - Băng dính - Băng keo silicon 2 mặt

70,000₫

Mô tả

T4-11A​  T17-06G

BĂNG KEO, BĂNG DÍNH silicon 2 MẶT 

* Rất tốt cho việc dán dính các vật liệu, linh kiện phục vụ cho mọi vấn đề trong gia đình, nhất là cho audio.

* Băng keo 2 mặt loại siêu dính này khác nhiều các loại phổ thông và kinh điển. Công nghệ đã có khá lâu nhưng nay nó rẻ tiền và phổ thông hơn.

* Dán chắc và dễ dàng hơn trên nhiều vật liệu mà các loại băng keo thông thường khó mà hiệu quả như ý.

* Dán lâu năm không bị lão hóa, không bị khô, dễ tháo bỏ, không làm hư bề mặt vật liệu, có thể rửa sạch và sử dụng lại.

* Chất liệu cao su dẻo trong suốt dày 2mm, dễ thao tác. Chú ý thị trường đầy các loại tương tự nhưng rất mỏng, khó thi công.

Giá 100k/cuộn - dài 2m - bản rộng 3cm - Dày 2mm
Trọng lượng: 150g

Có hàng

Cách thi công dán lên tường đơn giản:

Cách thứ 1: Trần sạch, nhà mới. Dán bằng băng keo siêu dính (công nghệ mới).

Cắt băng keo này ra thành 5 đoạn dài từ 8cm - 10cm, dán đều 4 góc và tâm miếng xốp. Sau đó chỉ cần nhấn miếng xốp trực tiếp lên tường hoặc trần phẳng, nơi cần định vị, thế là xong. Nhớ luôn giữ bề mặt tường và băng keo càng sạch càng dễ dính chắc. 

Cách này ưu việt, nhanh, không mùi. Yêu cầu là tường hoặc trần sạch. Em đã áp dụng thử, rất ok!

Cách thứ 2: Tuy hơi mất công nhưng dán trên nhiều bề mặt khó như tường nhăn, cũ kĩ lâu năm.

Thoạt tiên, thi công dưới mặt đất: Dùng keo sữa dán giấy tường (không có gốc dầu, xăng) và 4 miếng giấy bìa (tạp chí, quảng cáo hoặc nhựa mỏng 20cm X 20cm dán lên mặt lưng miếng xốp, dán toàn bộ và chờ khô hẳn sau 6-8 giờ.

Sau đó, dán lên tường bằng keo con chó bằng cách bôi keo lên các miếng giấy đã dán trước đó và bôi lên tường trùng với các điểm keo trên mặt giấy (mẹo: chấm keo lên giấy xong áp nhanh lên tường, trần rồi lấy ra sẽ thấy các điểm keo cần quét thêm).

Chờ cho keo ráo rồi bắt đầu dán thẳng lên tường, dính chắc và hiệu quả tức thì. Chú ý, dán cho các miếng xốp cách nhau 10mm để dể chỉnh sửa từ từ cho toàn khung được ngay ngắn.

Có thể dán bất cứ chổ nào trong phòng nghe để tạo thẩm mỹ quang học. Không cứng nhắc trong vấn đề này vì triệt tiếng vọng (delay) vô định hướng.

Sau khi thi công xong toàn bộ thì... khỏi nghe nhạc luôn phải mở cửa phòng cho thông khí bớt mùi sau 3 ngày. Dùng các loại tẩy mùi phòng bán trên thì trường để tấy bớt mùi keo con chó. Rẻ tiền hơn là mua một trái thơm (khóm), khoét bỏ cái ruột, còn lớp vỏ ngoài. Dựng đứng lên trên một cái dĩa, trong đó, đốt một cái đèn cầy nhỏ, cho thắp cả ngày. Hiệu quả khá tốt, cả phòng đầy mùi thơm, cũng khỏi nghe nhạc luôn, kkkk!

Keo phổ thông dùng để dán các tấm xốp tán âm này lên tường là các lọai keo sửa dán giấy trang trí tường nhà.

Thoạt tiên chỉ nhìn vào sản phẩm và nghĩ: "Thô quá". Không thích hợp với phòng nghe đẳng cấp của mình, chơi gỗ cho sang, thì các sếp nên xem lại. Thực tế khi mua và quan sát cận ảnh nó khác rất nhiều khi đã thi công hoàn chỉnh và tổng thể trong phòng nghe. Tuyệt đẹp và rộng rãi nhờ màu trắng.

Diffusers acoustic treatment

Những kỹ năng xử lý âm học giúp âm thanh các sếp không làm "điếc tai" hàng xóm mà thể hiện tuyệt nhất cho người nghe thưởng thức ở trong phòng.

Có 4 mục tiêu chính trong xử lý âm học: Ngăn sóng đứng (standing wave) và nhiễu âm làm ảnh hưởng đến đáp ứng tần số của phòng nghe hoặc phòng thu âm, giảm hiện tượng ù trong phòng nhỏ và giảm thời gian dội âm trong phòng thu, thính phòng lớn. Tiêu hoặc tán âm trong phòng để tránh hiện tượng ù, tiếng vọng. tránh cho âm thanh lọt ra ngoài phòng, nghĩa là không gây ảnh hưởng đến hàng xóm và tạp âm bên ngoài không chui vào phòng nghe, phòng thu

Có bốn mục tiêu chính trong xử lý âm học: Ngăn sóng đứng (standing wave) và nhiễu âm làm ảnh hưởng đến đáp ứng tần số của phòng nghe hoặc phòng thu âm.

Các tấm xốp tán âm lồi lõm đặt trong phòng nghe, phòng thu.

Xử lý âm học có thể biến âm thanh ù ù trong một phòng nghe trở nên rõ ràng và chắc chắn. Có 2 loại xử lý cơ bản là dùng tiêu âm (absorber) và tán âm (diffussor). Trong tiêu âm có 2 loại: một để điều khiển phản xạ của tần số cao và trung; một loại gọi là "bass trap" (bẫy tiếng trầm) để tiêu âm có tần số thấp. 3 kiểu xử lý này cần phải có để căn phòng trở nên thích hợp với việc nghe nhạc một cách nghiêm túc.

Nhiều sếp đặt các tấm tiêu tán lên khắp tường mà tưởng nó hiệu quả. Đặt như thế nào, kích cỡ ra sao lại là vấn đề cần nghiên cứu kỹ. Ví dụ, nếu vỗ tay trong phòng có xử lý bằng mút (hay chăn, mút trứng, rèm...), ta sẽ không nghe thấy tiếng vọng nào. Nhưng các tấm mỏng sẽ không hiệu quả trong việc điều khiển sự dội âm và việc vỗ tay không thể hiện được điều gì. Các studio hay phòng khách ở tầng hầm có tường xây bằng gạch hay bê tông thường gặp khó khăn này vì tường càng cứng thì càng dội âm trầm mạnh. Trên thực tế, chỉ cần xây một bức tường đá phiến mới cách tường xi măng cũ khoảng vài phân có thể giảm hiện tượng dội âm tần số thấp vì nó có thể hấp thu một chút.

Xốp tán âm được dùng để giảm hay xóa bỏ tiếng vọng lặp đi lặp lại xảy ra trong các phòng có tường song song và trần phẳng. Mặc dù có nhiều lý thuyết khác nhau về mức độ dội âm mà các studio hay phòng nghe cần đạt được, tất cả các nhà thiết kế chuyên nghiệp đều đồng lòng ở một điểm là sự dội âm lặp đi lặp lại do tường song song gây ra đều có thể tránh được. Do đó, những tấm xốp tán âm thường được dùng kèm với tiêu âm để chế ngự hiện tượng dội âm. Cách xử lý đó được chấp nhận nhiều hơn việc làm cho cả gian phòng "chết" hoàn toàn vì bị phủ các vật liệu tiêu âm.

Phòng nghe lý tưởng nên là sự hòa trộn của các mặt phẳng hấp thu và phản xạ âm thanh. Ở đây, khái niệm "sống" (tán âm) hay "chết" (tiêu âm) dành cho các tần số trung và cao.

Một tấm xốp tán âm với nhiều khe có độ sâu khác nhau.

Thiết kế của xốp tấm tán âm thực sự dùng một bề mặt không bình thường với mô hình khá phức tạp để phân tán sóng âm được nhiều hơn nữa. Tán âm trong hình trên dùng các khoang có độ sâu khác nhau. Chú ý rằng để tán âm này hiệu quả, cần xử lý khá nhiều phần trong mảng tường song song vì số lượng ít sẽ không giảm được tiếng vọng.

Tấm xốp tán âm có nhiệm vụ chính là phát tán sóng âm theo nhiều hướng tùy theo tần số của chúng, chứ không chỉ đơn thuần là điều hướng tất cả các sóng theo cùng một hướng khác. Đây là điểm phân biệt quan trọng bởi một bề mặt phẳng nhẵn được đặt xéo góc hay lượn cong vẫn chỉ là để thay đổi các sóng âm theo cùng một hướng và chỉ nên là giải pháp kết hợp cùng tán âm.

Xốp tán âm tránh được các phản xạ trực tiếp đồng thời và do đó, mang lại âm thanh tự nhiên hơn so với âm thanh va đập vào mặt phẳng hay mặt cong. Ngoài ra, tán âm còn có mục đích quan trọng trong phòng thu là giảm sự chồng chéo nốt của các nhạc cụ đang được thu đồng thời.

Xốp tán âm được thiết kế với độ lồi lõm khác nhau.

Nhưng không may là các loại tán âm chính hiệu không hề rẻ. Do đó, nhiều người dùng vật liệu thay thế. Với những người không nhiều tiền, làm toàn bộ bức tường "chết" hoàn toàn có lẽ là giải pháp duy nhất. Ít nhất họ loại bỏ được tiếng vọng mặc dù âm thanh nghe không được tự nhiên và vẫn tốt hơn so với để tường trơn nhẵn không xử lý.

Có một điều quan trọng hơn các sếp cần chú ý: Công suất dàn máy và gu nghe audio phụ thuộc phần lớn vào các setup, trang âm phòng nghe. Chuyên sâu hơn: Không nên áp dụng hoàn toàn cách của người khác (dàn máy khác - phòng to nhỏ khác) vào cách của mình.

Xử lí ÂM HỌC PHÒNG NGHE là trang trí - chỉn chu - bổ sung - hoán đổi - thêm bớt mọi cái để làm cho không gian nghe nhạc:

- Cảm nhận không gian âm thanh rộng rãi hơn cho phòng nhỏ. Ấm cúng gần gũi hơn cho phòng rộng.

- Âm thanh ngân nga, điệu đàng đầy nhạc tính chứ không quá minh bạch, chi tiết, lạnh lùng như phòng thu, studio.

- Đẹp hơn để gây kích thích thăng hoa khi thưởng thức âm thanh.

- Thông thoáng để các con âm có thể trình diễn và hài hòa ở mọi góc độ và tạo ra một hoạt cảnh âm thanh sống động, chứ không phải là một bức tranh tuyệt đẹp nhưng khô khan.

- Thể hiện âm thanh trung thực và tự nhiên nhất có thể.

- Cảm nhận tức thì và đánh giá khách quan nhất mỗi khi nâng cấp mới máy audio cũng như các thiết bị nguồn, phụ kiện truyền dẫn âm thanh. Thật là hứng thú và mãn nguyện!

Rất nhiều điều bất ngờ và "sướng" đang chờ các sếp ở phía trước. Hãy ngay hôm nay, setup lại phòng nghe, khu vực dàn audio, kê kích lại từng thiết bị cho thông thoáng trên dưới, xoay trở cặp loa, dàn máy theo các hướng hợp lý cụ thể.

Trong nhiếp ảnh, người ta rất khổ sở chọn các góc chụp sao cho tấm ảnh được đẹp và sống động nhất. Thì tại sao trong nghe nhìn, góc nghe nhạc chúng ta lại không được setup thật đẹp và đầy nhạc tính?

Âm thanh vang vọng trong phòng là nỗi ám ảnh của dân chơi audio, giải quyết được điều này thì tiết kiệm được rất nhiều công sức và tiền của.

Ngoài tiếng vọng (delay) ra, các sếp cũng nên chú ý các tiếng dội của tầng số từ 1kz (Mid) trở lên nhé. Đây cũng là cái cách để bị... nhức đầu vì độ ồn của mid cao phản xạ tứ tung, nhất là khi vặn volume to cho nó... đã! Các vật thể trang trí quanh hoặc trên dàn máy như đồng hồ, quà tặng, đồ mỹ nghệ... kiểu dáng ngộ ngộ dể thương, đồ cổ, lồng kính các loại hầm bà lằng. Nhất là các đồ vật có độ bóng cao.

Thấy thiếu trầm nhiều quá cũng ngó ngang qua lại coi coi có nhiều... mùng mền bừa bãi không? He he em cũng từng chiêm ngưỡng dàn máy mà trên nóc loa có 2 con... gấu bông tổ nái, gấu con, mèo bông la liệt khắp sàn. Đại bác kêu cạch cạch, thiếu cái rầm rì xa xa? Tiếng trầm mà lẽ ra nó sâu lững lờ thì biến đâu mất tiêu.


LIÊN HỆ TƯ VẤN KĨ THUẬT VÀ MUA HÀNG

Tư vấn kĩ thuật, phương pháp gia công, chia sẻ audio: 0908000055 / Zalo (Dũng Audio)

Nhận báo giá, đặt hàng và vận chuyển hàng hoá: 0902688294 / Zalo (Thư Nguyễn)

Quý khách đặt hàng liên hệ hotline Thư và chuyển khoản theo thông tin sau. Shop không ship COD (thanh toán khi nhận hàng).

  • Ngân hàng Vietcombank
  • Chủ tài khoản: Nguyễn Quang Dũng
  • Số tài khoản: 0531008000055

Hoạt động: 8h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ Nhật

Gia công đấu nối chất lượng nhất by DũngAudio !

Bình luận

Sản phẩm khác