Dây cao su chuẩn cho mâm than, độ đàn hồi tương thích, khác hắn các loại thông dụng phổ thông.
Bản rộng 4mm hoặc 5mm.
Chập đôi sợi dây và đo.
Tính theo chập đôi dây lại và đo (1/2 chu vi) => Shop có các thông số sau đây:
* 20cm (bản rộng 5mm )------80k / Sợi Có hàng * 27cm (bản rộng 5mm )------100k / Sợi Có hàng * 28.5cm (bản rộng 5mm )------ 100k/ Sợi Có hàng * 29.5cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Có hàng * 30cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Hết hàng * 30.5cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Có hàng * 31.5cm (bản rộng 4mm )-------100k / Sợi Có hàng * 32.5cm (bản rộng 5mm ) ------100k / Sợi Có hàng * 41.5cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng * 46cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng * 47cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng
Chế tác dán by DũngAudio theo yêu cầu độ dài:
* Nếu không có dây mẫu, dùng dây chỉ cotton ràng lên mâm theo đường dây curoa chạy, căng rồi cắt. Xong chập đôi lại và đo, số đo cuối cùng mong muốn để sản phẩm đàn hồi và ôm chuẩn lên bàn xoay có thể giảm lại từ 0.5-1cm tùy theo độ dài.
* Shop đang có loại chế tác (dán), chất lượng tốt.
* Thi công đúng kĩ thuật. Các mối nối liền lạc, phẳng phiu và chắc chắn, công năng sử dụng và chất lượng như dây zin.
* Nếu cần loại khác với các kích thước khác nhau (tối đa 60cm), đặt hàng shop trước khi thi công.
* Thi công dán theo yêu cầu - đảm bảo kĩ thuật và mỹ thuật.
* Các sếp lưu ý , Thị trường phổ thông hiện nay có nhiều nới bán các loại dây cao su không đúng chất... Rất khó để biết chất lượng như thế nào là đạt ( Mất độ bám sau 1 thời gian ngắn , khởi động bị giật trễ , mau bị đứt ...) Tất nhiên ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng âm thanh khi đang sử dụng, vì cái không nhìn thấy được làm mất hay cho bài hát . độ đàn hồi cho cu roa mâm than rất khó chịu, khác hẳn với dây cho băng cối hoặc cassette
Độ dài Khi chập đôi:
* Dưới 33cm: 100k/ sợi * Trên 33cm: 180k/ sợi * Trên 45cm: 200k/sợi
LIÊN HỆ TƯ VẤN KĨ THUẬT VÀ MUA HÀNG
Tư vấn kĩ thuật, phương pháp gia công, chia sẻ audio: 0908000055 / Zalo (Dũng Audio)
Nhận báo giá, đặt hàng và vận chuyển hàng hoá: 0902688294 / Zalo (Thư Nguyễn)
Quý khách đặt hàng liên hệ hotline Thư và chuyển khoản theo thông tin sau. Shop không ship COD (thanh toán khi nhận hàng).
Ngân hàng Vietcombank
Chủ tài khoản: Nguyễn Quang Dũng
Số tài khoản: 0531008000055
Hoạt động: 8h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ Nhật
MÂM THAN - MÂM DĨA NHỰA, MỌI CÁCH GÂY Ù !
Trong các thú chơi, động vô cái mâm dĩa nhựa là... rắc rối nhất!
He he, nhưng... phê tê tê quá chịu hổng nổi cho nên cứ chơi audio lâu dài rồi có ngày cũng dính vô cái món này.
Đa số mới chơi, cả người bán lẫn người mua đều trao đổi vui vẻ, máy móc ngon lành, kêu khí thế, chạy phà phà nhưng đem về nhà là bắt đầu giở chứng. Kêu thì cũng kêu, nhưng tiếng ù như bom át cả tiếng hát. Không có bom đạn thì cũng có tiếng rền, ù nhè nhẹ như tiếng ca nông từ xa vọng về. Thất vọng! Gọi thằng bán máy ra mắng mỏ tùm lum mà không biết rằng lỗi là tự tại do mình?!
Các nguyên nhân gây ù lớn như xé màn đêm đa phần là do dây mass đi cặp đôi với dây tín hiệu của mâm không được kết nối với cọc mass cùa máy gắn liền kề sau nó (ngõ phono của âm ly - ngõ phono của pream - phono box – step up - selector box). Hoặc có kết nối nhưng bị sai hoặc dây mass bên trong ống cần bị sút, rớt ra hay bị đứt do vận chuyển, do vô ý hay do ông chủ thấy vướng víu quá tiện tay vặt bỏ cho gọn gàng cái máy?
Tác nhân ù lớn!
"Cần câu" của mâm bằng kim loại, không có tác dụng dẫn tín hiệu nhưng đó là 1 ống kim loại chống được các nhiễu cao tần lúc nào cũng muốn chui vào và gây nhiễm nhiễu 4 sợi tín hiệu analog nhỏ xíu bên trong (cũng giống như giáp kim loại cho các loại dây RCA cắm CDP). Cho nên, ở cuối ống cần người ta đấu nối thêm một dây dẫn nhỏ (bằng như 4 sợi kia) có màu đen để dẫn nhiễu cao tần thoát đi khỏi ống cần.
Thoát đi đâu? Thoát ra tới cọc mass trên mama hoặc theo một sợi dây riêng biệt chạy thẳng đến một cái máy được cắm vào kế đó. Trên cái máy này cũng có một cọc mass gần kề cọc phono để ta tiện gắn vào hơn. Các tác nhân nhiễu gây ù được triệt tiêu ở bên trong nội y các loại máy này. Lí do tại sao thì nó... sâu xa quá, em gõ bàn phím hổng nổi, cố quá gõ bậy.
Các sếp chú ý là mass cho mâm phono chả có liên can gì đến mass đất hết nhe, hai cái này tuy nó có chung một cội nhưng vấn đề là thoát mass cho mâm nó nên đồng bộ với cái máy nhận tín hiệu của nó là ok!
Ngoại trừ cái step up hoặc selector box (hai cái này cũng cần có thêm dây mass nối tiếp cho đến cái máy tiếp theo, và dây tín hiệu cắm theo nó cũng phải là dây theo chuẩn phono) thì dây mass khi đã được định vị tốt rồi thì không còn xuất hiện tiếng ù lớn nữa.
Vì vậy khi bất ngờ với tiếng ù lớn, kiểm tra dây mass chính từ mâm ngay. Vị trí ống cần, vị trí chuôi cọc mass, dây mass bị đứt, dây... cùi bắp. Kết nối lại ngon lành cho đến xuất sắc thì sẽ thấy “hay quá!" ngay, nâng cấp ngay dây thoát mass cũng là phương cách chống nhiễu tốt, âm thanh khác hẳn hồi nãy nhe!
Nhiệm vụ của cái dây mass này đến máy audio kế nó (ngõ phono của âm ly - ngõ phono của pream - phono box) là đã hoàn thành, còn chuyện tiếp theo thì do mấy sợi dây RCA tiêu chuẩn đảm nhiệm. Các sếp không nên táng thêm các dây mass kiểu đó giăng khắp từ máy này đến máy kia vì như thế có thể - chắn chắn luôn - phát sinh thêm cộng hưởng kích nhiễu do hiện tượng loop ground gây ra (có mass đất cũng chả ăn thua với mấy cái hiện tượng này).
Các hiện tượng ù nhẹ, ù nhỏ hơn
Cái này nhức đầu bà cố luôn! Ở cửa hàng vui quá, cóc có nghe thấy. Bưng về nhà, hít hà một hồi rồi cắm vô nghe thử nó lòi ra ngay. Móc ngay điện thoại ra... chửi! Nhiều khi gào la cả tiếng đồng hồ rồi cả hai ông xụi luôn mà cái mâm kia vẫn chạy ù ù đúng nghĩa đen!
Các tác nhân gây ù, xì nhỏ theo dạng này rất phức tạp đến cực kì đơn giản. Phần lớn nguyên nhân là do các tiếp xúc các mối dây liên kết bị lỏng lẻo, chỉ cần làm sao cho chắc khít lại là ok!
Các sợi dây tín hiệu tòn ten theo mâm lâu năm có thể đã bị đứt lõi trong gần hết, các mối dây hở và lỏng lẻo như thế này thì là tác nhân gây tiếng ù xì và âm thanh bí chétngay từ đầu. Nên kiểm tra và làm mới lại các jack cắm từ đầu đến cuối dây.
Tác nhân gây ù xì nhẹ nhàng tới lơn hơn hầu hết nằm ở khúc dạo đầu này: Ngày nay, với dàn máy audio hi end có độ nhạy khá cao, đắt tiền và đã được setup cẩn thận gấp nhiều lần, trình độ thẩm âm năng cao, phòng ốc chỉnh chu. Khác hẳn với dàn stereo vài chục năm trước. Thì, cặp dây tín hiệu phono (signal vinyl cable) ngày nay nó rất đặc biệt và chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với ngày xưa, thiết kế và gia công chống ồn ngoại biên lên đến 99% (ngày xưa chỉ 60%). Không thể dùng dây phono kết cấu phổ thông bình dân ngày xưa hoặc các loại dây tín hiệu thị trường rẻ tiền, các loại dây tiêu chuẩn cho tín hiệu lớn (CDP - Preout, Tape) để thẩm âm với mâm than cao cấp và đắt tiền của các sếp.
Cốt mâm quay bị khô dầu, khi quay bị trì kéo cũng có thể thấy ù rền.
Nghe kim MC xì lớn hơn MM vì độ nhạy và bước khuyếch đại cần có cho MC cao hơn MM cả chục lần.
Các socket đầu kim, máng kim lâu ngày bị mốc, giảm tối đa tiếp xúc cũng gây ù.
Máng kim gắn vào cần, các điểm tiếp xúc bên trong bị sụt sịt gây ù, nghe dở ẹc.
Dây thoát mass ống cần bị mục sắp đứt.
Các jack kết nối bên ngoài của mâm (Din 5, RCA..) bị lỏng, dơ do môi trường.
Các kết nối sau đó cũng bị sai lỏng ở đâu đó.
Để mâm gần cái loa quá, các chấn động âm thanh ảnh hưởng lớn đến body của mâm làm mâm mất độ tĩnh => kim bị rung => Ù!
Để mâm gần hoặc trên cái bàn mà trên đó có... cây quạt gió, cái loa, nghỉ chơi mâm luôn đi!
Để mâm gần các tác nhân "phóng xạ" như ổn áp, các đường điện 220v, một đống ổ nguồn, gần cái âm ly có cái biến áp nguồn tổ nái. Vì tín hiệu LP trong ống cần cũng như trong dây tín hiệu của mâm vô cùng nhỏ bé nên khi bị mấy ông lớn kia gây nhiễm cảm ứng điện từ thì khi đến âm ly nó được khuếch đại lên đến cả vài ngàn lần thì tiếng ù như hạt bụi nó cũng to bằng... hạt đậu! He he.
Nhà ở của bạn nằm trong khu vực nhạy cảm, bị ảnh hưởng bởi các tần số vô tuyến cực mạnh.
Mấy cái step up - selector box cũng cấm có để gần mấy ông nội kia luôn! Kiếm chỗ xa xa thoáng đãng mà để, chấp nhận hoàn cảnh xấu hoắc, dây dài hơn nhưng chắc cú còn hơn.
Dây dẫn cho mấy cái này cũng chuẩn phono và dây mass đúng kĩ thuật mới ok (đa số bị vướng là ở dây selector tự chế vụng về, step-up tự ráp sai tào lao hết... Chơi một hồi rồi bán tống mấy cái kim và mâm quí đi, rước cái xí muội về rồi tấm tắc thấy mình giỏi!
Kim độ nhạy cao, đắt tiền, thương hiệu nổi tiếng chơi với dàn máy có loa độ nhạy cao thì tiếng ù xì kia cũng to hơn khi chơi với dàn máy khác thì cũng là chuyện bình thường (nhưng nghe hay hơn nhiều), cái này điều trị nguyên nhân cần cái "Nhẫn” thật lớn, rất khó tránh được ù xì. Nhưng nếu chấp nhận được thì cũng chúc mừng gia chủ. Lâu lâu gắn cây kim khác vô nghe hết xi xi thì đừng tưởng cây kim đó ngon. Kim nhạy thấp hơn và có khi là kim bị… mòn nên bù lại nghe được âm thanh "ấm áp, bí rị, không xì"?!
Dĩa LP cũ kĩ lâu ngày bám dơ chùi không ra cũng làm ra các tiếng xì, ù ngoại ý, kim mòn, kim đểu cũng gây ù.
Mua một chai Deoxit đỏ (NHẤN VÀO ĐÂY) về để dành và xịt vào các tiếp điểm của cần với máng kim, xịt vào các soket trên máng trước khi gắn kim vào, xịt các jack RCA hoặc jack din5 cắm vào lổ chân cần dưới bụng bụng mâm. Cũng có thể làm giảm ù xì và chắc chắn âm thanh có phần bớt gắt hơn xưa vì tín hiệu tầm thấp đã được di chuyển dễ dàng hơn sau khi được làm sạch các tiếp điểm.
Có nhiều mâm (loại trung bình) không có dây mass đi kèm vì nơi sản xuất họ hàn luôn vào dây RCA cho ăn mass luôn vào 1 bên jack tín hiệu. Cái này cũng dễ nếu lật bụng mâm ra, thay cặp dây tín hiệu khác và đi dây mass riêng rẽ thì cũng khắc phục được tiếng ù nhỏ ngoại ý.
Setups cần kim, body mâm sai kĩ thuật cũng gây ù, gây rè cái này dễ hơn vì có thể phát hiện sớm hơn
Hai con ốc kim định vị ngay tâm cân bằng của cần mâm - ốc kim chịu ngay điểm "gật gù" của cần, nối chân cần và ống cần - có thể bị quá lỏng lẻo, gây "rơ", hoặc ai đó siết hơi chặt cũng gây ảnh hưởng lớn đến đầu kim, khiến cho bị rung hoặc bị "ghì", mà đầu kim bị ảnh hưởng rồi thì kim cả ngàn đô hay 1 triệu nghe cũng như nhau!
Mọi thành phần gắn kết trên cái cần câu của mâm đều tuyệt đối phải được bảo đảm là không bị lỏng rơ. Kim gắn vào máng, máng gắn vào cần, cần gắn vào đế, đế gắn vào body mâm, cục tạ cân phía sau, chỉ cần 1 trong các thành phần này bị rơ là ca sĩ bị... viêm họng hạt ngay!
Cần mâm còn nằm trên gá, chưa hạ xuống dĩa để hát mà khi bật máy phát sinh tiếng ù, xì thì không phải tại môi trường, tại kim, tại dĩa LP mà nguyên nhân từ các thành phần kết nối từ đầu kim xuống tới pre phono và bị can nhiễu bởi các xung điện từ do các máy kề bên gây ra. Còn khi hạ xuống kim xuống hát mà nó ù xì thì do kim có vấn đề, setup máng cần chưa chuẩn, cái này là do tác nhân cơ học chứ không phải do bộ truyền dẫn.
Máy móc âm ly không nguyên bản, nhiều thành phần thiết kế cho phono trong pre hoặc âm ly bị cũ, hư, bị độ đến bị... luộc, đèn điện tử bị già, yếu. Cho nên khi thử với kim, mâm LP thì nó mới lòi ra các khuyết điểm này vì nó phải khuếch đại tín hiệu phono lên gấp nhiều lần hơn CDP thì nó đuối, nó xì.
Cái cuối cùng này khó nhận biết hơn, đó là do setup dàn audio bị lỗi xung nhiễu cộng hưởng
Tác nhân là do chính dàn máy gây ra, với các trình bày - setup cho các thành phần, các vị trí, các kết nối dây nhợ không hợp lý, làm cho các máy audio xung đột nhau bởi các xung nhiễu tự phát này. Ví dụ như máy CDP để gần hoặc chồng đè lên cái máy gấu khác như như âm ly thì tín hiệu nhỏ nhoi của CD sẽ bí ảnh hưởng ghê gớm bởi các xung điện từ do transfomer trong âm ly gây ra. Các trường hợp lỗi vị trí này rất khó nhận biết được cho đến khi có sự hiện diện của mâm dĩa nhựa. Hơn 50% các tín đồ audio rơi rụng sau một thời gian ngắn chơi mâm vì không biết hoặc không quan tâm đến chi tiết này. Cả một thời gian dài loay hoay, họ chỉ nghe được một thứ âm thanh chán ngắt, lạnh lùng và cụt lủn.
Vì vậy, trước khi chơi mâm dĩa nhựa thì nên tìm hiểu trước các kĩ thuật cơ bản nhất để không phải thất vọng đột nhiên về nó. Ngó sơ qua hệ thống của mình, các vị trí đặt máy, vị trí của mâm sau đó. Rồi kiểm tra các loại dây nhợ cắm phía sau dàn máy, có thể phải tháo bớt mấy sợi dây mass tự chế nối lung tung các máy với nhau để hạn chế thấp nhất hiện tượng cộng hưởng cao tần (loop ground) dây tín hiệu RCA của các máy cũng đã là 1 sợi dây mass kết nối máy với nhau rồi cho nên không cần thêm dây mass lung tung nữa.
Mass đất là để làm cho nguyên một dàn audio của chúng ta trình diễn 1 cách lả lướt, thoải mái hơn lúc trước, chứ không phải triệt tiêu các ù xì do lỗi hệ thống. Vì nếu dàn máy đã được kết nối và bảo vệ tốt nhất thì các tiếng ù xì kia sẽ có phần rõ hơn lúc trước (nên nhớ). Vì vậy, mass cho mâm phono khi đã được kết nối tốt với hệ thống sau nó thì mọi tiếng ù xì nho nhỏ không phải tại dây nhợ kết nối mà do các nguyên khác mà em đã trình bày nãy giờ, he he.
Nghe âm thanh bị rè thì lại là chuyện khác, chất lượng của cái kim từ đầu kim đến bụng kim, đến sự nguyên bản của kim cũng là một điều đáng nói.
Phải thử, phải trải nghiệm và thay thế loại trừ dần thì sẽ biết thằng nào trong dàn máy gây ra tội lỗi, chớ nên đè đầu thằng bán mâm ra ngoéo he he.
Tóm lại ù xì đa phần là do nhiễm nhiễu và tác động bởi rung chấn mà ra (nhiễm nhiễu cơ bản hữu hình và vô hình), và khắc phục tốt điều này thì khả năng 80% mâm của các sếp chơi ok rồi, 20% còn lại là do bạn có… máu chơi không mà thôi. Máu đúng cả ở nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cuối cùng, trên hết thảy mọi vấn đề, đó là do sợi dây tín hiệu bị lỗi, bị sai khi phối ghép mâm than. Các loại dây tín hiệu này phải chuẩn cho phono thì giả quyết được cốt lõi của vấn đề. Không thể lấy dây tín hiệu hoặc các loại dây trên mâm ngày xưa hay đồ phổ thông mà bảo rằng nó đúng hoặc audiophlie thì cuộc chơi mâm còn dài lắm.
Vài cái kinh nghiệm giúp các sếp mới hoặc sắp chơi mâm dĩa nhựa lưu ý một chút, không dám bày vẽ nhiều vì không biết nhiều, yess Sirrr!
He he, khỏi truy nguồn viết vì bài này do em... chế ra he he!
Mô tả
T7-03C
Turntable Belt
Dây curoa cho mâm than - Hi-end AUDIO
Dây cao su chuẩn cho mâm than, độ đàn hồi tương thích, khác hắn các loại thông dụng phổ thông.
Bản rộng 4mm hoặc 5mm.
Chập đôi sợi dây và đo.
Tính theo chập đôi dây lại và đo (1/2 chu vi) => Shop có các thông số sau đây:
* 20cm (bản rộng 5mm )------80k / Sợi Có hàng
* 27cm (bản rộng 5mm )------100k / Sợi Có hàng
* 28.5cm (bản rộng 5mm )------ 100k/ Sợi Có hàng
* 29.5cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Có hàng
* 30cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Hết hàng* 30.5cm (bản rộng 4mm )------100k / Sợi Có hàng
* 31.5cm (bản rộng 4mm )-------100k / Sợi Có hàng
* 32.5cm (bản rộng 5mm ) ------100k / Sợi Có hàng
* 41.5cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng
* 46cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng
* 47cm (bản rộng 5mm ) ------150k / Sợi Có hàng
Chế tác dán by DũngAudio theo yêu cầu độ dài:
* Nếu không có dây mẫu, dùng dây chỉ cotton ràng lên mâm theo đường dây curoa chạy, căng rồi cắt. Xong chập đôi lại và đo, số đo cuối cùng mong muốn để sản phẩm đàn hồi và ôm chuẩn lên bàn xoay có thể giảm lại từ 0.5-1cm tùy theo độ dài.
* Shop đang có loại chế tác (dán), chất lượng tốt.
* Thi công đúng kĩ thuật. Các mối nối liền lạc, phẳng phiu và chắc chắn, công năng sử dụng và chất lượng như dây zin.
* Nếu cần loại khác với các kích thước khác nhau (tối đa 60cm), đặt hàng shop trước khi thi công.
* Thi công dán theo yêu cầu - đảm bảo kĩ thuật và mỹ thuật.
* Các sếp lưu ý , Thị trường phổ thông hiện nay có nhiều nới bán các loại dây cao su không đúng chất... Rất khó để biết chất lượng như thế nào là đạt ( Mất độ bám sau 1 thời gian ngắn , khởi động bị giật trễ , mau bị đứt ...) Tất nhiên ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng âm thanh khi đang sử dụng, vì cái không nhìn thấy được làm mất hay cho bài hát . độ đàn hồi cho cu roa mâm than rất khó chịu, khác hẳn với dây cho băng cối hoặc cassette
Độ dài Khi chập đôi:
* Dưới 33cm: 100k/ sợi
* Trên 33cm: 180k/ sợi
* Trên 45cm: 200k/sợi
LIÊN HỆ TƯ VẤN KĨ THUẬT VÀ MUA HÀNG
Tư vấn kĩ thuật, phương pháp gia công, chia sẻ audio: 0908000055 / Zalo (Dũng Audio)
Nhận báo giá, đặt hàng và vận chuyển hàng hoá: 0902688294 / Zalo (Thư Nguyễn)
Quý khách đặt hàng liên hệ hotline Thư và chuyển khoản theo thông tin sau. Shop không ship COD (thanh toán khi nhận hàng).
Hoạt động: 8h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ Nhật
MÂM THAN - MÂM DĨA NHỰA, MỌI CÁCH GÂY Ù !
Trong các thú chơi, động vô cái mâm dĩa nhựa là... rắc rối nhất!
He he, nhưng... phê tê tê quá chịu hổng nổi cho nên cứ chơi audio lâu dài rồi có ngày cũng dính vô cái món này.
Đa số mới chơi, cả người bán lẫn người mua đều trao đổi vui vẻ, máy móc ngon lành, kêu khí thế, chạy phà phà nhưng đem về nhà là bắt đầu giở chứng. Kêu thì cũng kêu, nhưng tiếng ù như bom át cả tiếng hát. Không có bom đạn thì cũng có tiếng rền, ù nhè nhẹ như tiếng ca nông từ xa vọng về. Thất vọng! Gọi thằng bán máy ra mắng mỏ tùm lum mà không biết rằng lỗi là tự tại do mình?!
Các nguyên nhân gây ù lớn như xé màn đêm đa phần là do dây mass đi cặp đôi với dây tín hiệu của mâm không được kết nối với cọc mass cùa máy gắn liền kề sau nó (ngõ phono của âm ly - ngõ phono của pream - phono box – step up - selector box). Hoặc có kết nối nhưng bị sai hoặc dây mass bên trong ống cần bị sút, rớt ra hay bị đứt do vận chuyển, do vô ý hay do ông chủ thấy vướng víu quá tiện tay vặt bỏ cho gọn gàng cái máy?
Tác nhân ù lớn!
"Cần câu" của mâm bằng kim loại, không có tác dụng dẫn tín hiệu nhưng đó là 1 ống kim loại chống được các nhiễu cao tần lúc nào cũng muốn chui vào và gây nhiễm nhiễu 4 sợi tín hiệu analog nhỏ xíu bên trong (cũng giống như giáp kim loại cho các loại dây RCA cắm CDP). Cho nên, ở cuối ống cần người ta đấu nối thêm một dây dẫn nhỏ (bằng như 4 sợi kia) có màu đen để dẫn nhiễu cao tần thoát đi khỏi ống cần.
Thoát đi đâu? Thoát ra tới cọc mass trên mama hoặc theo một sợi dây riêng biệt chạy thẳng đến một cái máy được cắm vào kế đó. Trên cái máy này cũng có một cọc mass gần kề cọc phono để ta tiện gắn vào hơn. Các tác nhân nhiễu gây ù được triệt tiêu ở bên trong nội y các loại máy này. Lí do tại sao thì nó... sâu xa quá, em gõ bàn phím hổng nổi, cố quá gõ bậy.
Các sếp chú ý là mass cho mâm phono chả có liên can gì đến mass đất hết nhe, hai cái này tuy nó có chung một cội nhưng vấn đề là thoát mass cho mâm nó nên đồng bộ với cái máy nhận tín hiệu của nó là ok!
Ngoại trừ cái step up hoặc selector box (hai cái này cũng cần có thêm dây mass nối tiếp cho đến cái máy tiếp theo, và dây tín hiệu cắm theo nó cũng phải là dây theo chuẩn phono) thì dây mass khi đã được định vị tốt rồi thì không còn xuất hiện tiếng ù lớn nữa.
Vì vậy khi bất ngờ với tiếng ù lớn, kiểm tra dây mass chính từ mâm ngay. Vị trí ống cần, vị trí chuôi cọc mass, dây mass bị đứt, dây... cùi bắp. Kết nối lại ngon lành cho đến xuất sắc thì sẽ thấy “hay quá!" ngay, nâng cấp ngay dây thoát mass cũng là phương cách chống nhiễu tốt, âm thanh khác hẳn hồi nãy nhe!
Nhiệm vụ của cái dây mass này đến máy audio kế nó (ngõ phono của âm ly - ngõ phono của pream - phono box) là đã hoàn thành, còn chuyện tiếp theo thì do mấy sợi dây RCA tiêu chuẩn đảm nhiệm. Các sếp không nên táng thêm các dây mass kiểu đó giăng khắp từ máy này đến máy kia vì như thế có thể - chắn chắn luôn - phát sinh thêm cộng hưởng kích nhiễu do hiện tượng loop ground gây ra (có mass đất cũng chả ăn thua với mấy cái hiện tượng này).
Các hiện tượng ù nhẹ, ù nhỏ hơn
Cái này nhức đầu bà cố luôn! Ở cửa hàng vui quá, cóc có nghe thấy. Bưng về nhà, hít hà một hồi rồi cắm vô nghe thử nó lòi ra ngay. Móc ngay điện thoại ra... chửi! Nhiều khi gào la cả tiếng đồng hồ rồi cả hai ông xụi luôn mà cái mâm kia vẫn chạy ù ù đúng nghĩa đen!
Các tác nhân gây ù, xì nhỏ theo dạng này rất phức tạp đến cực kì đơn giản. Phần lớn nguyên nhân là do các tiếp xúc các mối dây liên kết bị lỏng lẻo, chỉ cần làm sao cho chắc khít lại là ok!
Các sợi dây tín hiệu tòn ten theo mâm lâu năm có thể đã bị đứt lõi trong gần hết, các mối dây hở và lỏng lẻo như thế này thì là tác nhân gây tiếng ù xì và âm thanh bí chétngay từ đầu. Nên kiểm tra và làm mới lại các jack cắm từ đầu đến cuối dây.
Tác nhân gây ù xì nhẹ nhàng tới lơn hơn hầu hết nằm ở khúc dạo đầu này: Ngày nay, với dàn máy audio hi end có độ nhạy khá cao, đắt tiền và đã được setup cẩn thận gấp nhiều lần, trình độ thẩm âm năng cao, phòng ốc chỉnh chu. Khác hẳn với dàn stereo vài chục năm trước. Thì, cặp dây tín hiệu phono (signal vinyl cable) ngày nay nó rất đặc biệt và chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với ngày xưa, thiết kế và gia công chống ồn ngoại biên lên đến 99% (ngày xưa chỉ 60%). Không thể dùng dây phono kết cấu phổ thông bình dân ngày xưa hoặc các loại dây tín hiệu thị trường rẻ tiền, các loại dây tiêu chuẩn cho tín hiệu lớn (CDP - Preout, Tape) để thẩm âm với mâm than cao cấp và đắt tiền của các sếp.
Dây dẫn cho mấy cái này cũng chuẩn phono và dây mass đúng kĩ thuật mới ok (đa số bị vướng là ở dây selector tự chế vụng về, step-up tự ráp sai tào lao hết... Chơi một hồi rồi bán tống mấy cái kim và mâm quí đi, rước cái xí muội về rồi tấm tắc thấy mình giỏi!
Mua một chai Deoxit đỏ (NHẤN VÀO ĐÂY) về để dành và xịt vào các tiếp điểm của cần với máng kim, xịt vào các soket trên máng trước khi gắn kim vào, xịt các jack RCA hoặc jack din5 cắm vào lổ chân cần dưới bụng bụng mâm. Cũng có thể làm giảm ù xì và chắc chắn âm thanh có phần bớt gắt hơn xưa vì tín hiệu tầm thấp đã được di chuyển dễ dàng hơn sau khi được làm sạch các tiếp điểm.
Có nhiều mâm (loại trung bình) không có dây mass đi kèm vì nơi sản xuất họ hàn luôn vào dây RCA cho ăn mass luôn vào 1 bên jack tín hiệu. Cái này cũng dễ nếu lật bụng mâm ra, thay cặp dây tín hiệu khác và đi dây mass riêng rẽ thì cũng khắc phục được tiếng ù nhỏ ngoại ý.
Setups cần kim, body mâm sai kĩ thuật cũng gây ù, gây rè cái này dễ hơn vì có thể phát hiện sớm hơn
Hai con ốc kim định vị ngay tâm cân bằng của cần mâm - ốc kim chịu ngay điểm "gật gù" của cần, nối chân cần và ống cần - có thể bị quá lỏng lẻo, gây "rơ", hoặc ai đó siết hơi chặt cũng gây ảnh hưởng lớn đến đầu kim, khiến cho bị rung hoặc bị "ghì", mà đầu kim bị ảnh hưởng rồi thì kim cả ngàn đô hay 1 triệu nghe cũng như nhau!
Mọi thành phần gắn kết trên cái cần câu của mâm đều tuyệt đối phải được bảo đảm là không bị lỏng rơ. Kim gắn vào máng, máng gắn vào cần, cần gắn vào đế, đế gắn vào body mâm, cục tạ cân phía sau, chỉ cần 1 trong các thành phần này bị rơ là ca sĩ bị... viêm họng hạt ngay!
Cần mâm còn nằm trên gá, chưa hạ xuống dĩa để hát mà khi bật máy phát sinh tiếng ù, xì thì không phải tại môi trường, tại kim, tại dĩa LP mà nguyên nhân từ các thành phần kết nối từ đầu kim xuống tới pre phono và bị can nhiễu bởi các xung điện từ do các máy kề bên gây ra. Còn khi hạ xuống kim xuống hát mà nó ù xì thì do kim có vấn đề, setup máng cần chưa chuẩn, cái này là do tác nhân cơ học chứ không phải do bộ truyền dẫn.
Máy móc âm ly không nguyên bản, nhiều thành phần thiết kế cho phono trong pre hoặc âm ly bị cũ, hư, bị độ đến bị... luộc, đèn điện tử bị già, yếu. Cho nên khi thử với kim, mâm LP thì nó mới lòi ra các khuyết điểm này vì nó phải khuếch đại tín hiệu phono lên gấp nhiều lần hơn CDP thì nó đuối, nó xì.
Cái cuối cùng này khó nhận biết hơn, đó là do setup dàn audio bị lỗi xung nhiễu cộng hưởng
Tác nhân là do chính dàn máy gây ra, với các trình bày - setup cho các thành phần, các vị trí, các kết nối dây nhợ không hợp lý, làm cho các máy audio xung đột nhau bởi các xung nhiễu tự phát này. Ví dụ như máy CDP để gần hoặc chồng đè lên cái máy gấu khác như như âm ly thì tín hiệu nhỏ nhoi của CD sẽ bí ảnh hưởng ghê gớm bởi các xung điện từ do transfomer trong âm ly gây ra. Các trường hợp lỗi vị trí này rất khó nhận biết được cho đến khi có sự hiện diện của mâm dĩa nhựa. Hơn 50% các tín đồ audio rơi rụng sau một thời gian ngắn chơi mâm vì không biết hoặc không quan tâm đến chi tiết này. Cả một thời gian dài loay hoay, họ chỉ nghe được một thứ âm thanh chán ngắt, lạnh lùng và cụt lủn.
Vì vậy, trước khi chơi mâm dĩa nhựa thì nên tìm hiểu trước các kĩ thuật cơ bản nhất để không phải thất vọng đột nhiên về nó. Ngó sơ qua hệ thống của mình, các vị trí đặt máy, vị trí của mâm sau đó. Rồi kiểm tra các loại dây nhợ cắm phía sau dàn máy, có thể phải tháo bớt mấy sợi dây mass tự chế nối lung tung các máy với nhau để hạn chế thấp nhất hiện tượng cộng hưởng cao tần (loop ground) dây tín hiệu RCA của các máy cũng đã là 1 sợi dây mass kết nối máy với nhau rồi cho nên không cần thêm dây mass lung tung nữa.
Mass đất là để làm cho nguyên một dàn audio của chúng ta trình diễn 1 cách lả lướt, thoải mái hơn lúc trước, chứ không phải triệt tiêu các ù xì do lỗi hệ thống. Vì nếu dàn máy đã được kết nối và bảo vệ tốt nhất thì các tiếng ù xì kia sẽ có phần rõ hơn lúc trước (nên nhớ). Vì vậy, mass cho mâm phono khi đã được kết nối tốt với hệ thống sau nó thì mọi tiếng ù xì nho nhỏ không phải tại dây nhợ kết nối mà do các nguyên khác mà em đã trình bày nãy giờ, he he.
Nghe âm thanh bị rè thì lại là chuyện khác, chất lượng của cái kim từ đầu kim đến bụng kim, đến sự nguyên bản của kim cũng là một điều đáng nói.
Phải thử, phải trải nghiệm và thay thế loại trừ dần thì sẽ biết thằng nào trong dàn máy gây ra tội lỗi, chớ nên đè đầu thằng bán mâm ra ngoéo he he.
Tóm lại ù xì đa phần là do nhiễm nhiễu và tác động bởi rung chấn mà ra (nhiễm nhiễu cơ bản hữu hình và vô hình), và khắc phục tốt điều này thì khả năng 80% mâm của các sếp chơi ok rồi, 20% còn lại là do bạn có… máu chơi không mà thôi. Máu đúng cả ở nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Cuối cùng, trên hết thảy mọi vấn đề, đó là do sợi dây tín hiệu bị lỗi, bị sai khi phối ghép mâm than. Các loại dây tín hiệu này phải chuẩn cho phono thì giả quyết được cốt lõi của vấn đề. Không thể lấy dây tín hiệu hoặc các loại dây trên mâm ngày xưa hay đồ phổ thông mà bảo rằng nó đúng hoặc audiophlie thì cuộc chơi mâm còn dài lắm.
Vài cái kinh nghiệm giúp các sếp mới hoặc sắp chơi mâm dĩa nhựa lưu ý một chút, không dám bày vẽ nhiều vì không biết nhiều, yess Sirrr!
He he, khỏi truy nguồn viết vì bài này do em... chế ra he he!
Bình luận