Sản phẩm khác
T1-01B Jack nguồn Furutech FI-52M NCF (R) - Jack nguồn đực (male)
6,200,005₫
8,400,000₫
T1-01C Jack nguồn Furutech FI-52 NCF (R) - Jack cái (female)
6,200,005₫
8,400,000₫
T1-01E Jack nguồn Furutech FI-48 NCF (Ag)
4,300,000₫
Mô tả
T4-07C
T4-07C Phân tần loa siêu Treble
Ver 6 - Hi-end Super Tweeter Crossover
Cross coil - copper foil Jantzen Audio -High-end induction coils
Phân tần đặc chế dùng riêng cho các loại siêu treble cao cấp
- Made by DũngAudio
- Ver6, được gia công đẹp và chất lượng hơn với hộp nhôm Anod lắp ghép dày 5mm dày và nặng hơn
-Layout và dây dẫn cao cấp nhất
- Sử dụng các linh kiện tốt nhất:
* Dây dẫn đồng mạ bạc
* Tụ SCR made in France, đây là một sản phẩm tụ rất tốt cho các loại phân tần loa, đã được công nhận bởi các nhà sản xuất loa cao cấp và dân chơi khắp nơi công nhận từ lâu. Các sếp không cần thiết phải thay thế các loại tụ khác nếu không chắc chắn rằng nó hơn hẳn và chuyên nghiệp hơn SCR. SCR cho âm thanh tơi nhuyễn, bóc tách và hòa quyện, không gắt, chói và đanh như nhiều loại khác tương tự hoặc thậm chí đắt tiền hơn nhiều.
* Bộ hộp nhôm và cọc loa đẹp và hợp lí nhất. Tùy theo thị trường mà shop em có thể thay thế bằng loại khác hoặc hình thức khác và chất lượng không thay đổi.
* Bộ chỉnh âm lượng L-pad cực tốt và nổi tiếng nhất hiện nay.
* Và cuối cùng, sử dụng cuộn cảm tốt nhất, nổi tiếng nhất:
Cross coil - copper foil Jantzen Audio -High-end induction coils
* Bộ phân tần phù hợp, hát hay và bảo vệ tối đa rất nhiều các loại âmly đắt tiền và loa super treble cao cấp và quý hiếm như JBL - Fostex,... Và thật hay để hòa âm cùng với hệ thống hoành tráng của các sếp.
* Sử dụng được trên tất cả các loại Super Treble, Horn Treble độ nhạy cao (>90Db) từ bình dân cho đến cao cấp nhất.
* Trọng lượng: 1.5kg
Mẫu Ver 6
Được nâng cấp bởi hộp chassis hiend 5mm, thật đẹp và chuyên nghiệp hơn.
Trọng lượng: kg
* Các chỉ số của phần hộp nhôm
4500k / bộ 2 cái - Có hàng
Có 2 màu hộp, Vàng và trắng anod
Lưu ý! Bộ phân tần chưa bao gồm dây super treble, dây trong ảnh dùng cho mục đích minh họa
Đấu nối bộ Super Treble vào hệ thống đã có sẵn
Nhiều sếp lo lắng nếu gắn thêm loa super treble này vào hệ thống sẽ ảnh hưởng đến tổng kháng của dàn máy?
Các sếp không cần phải lo nghĩ nhiều vì tín hiệu trước khi đi vào loa siêu treble này nó phải thì đi qua con tụ trị số cực nhỏ (1.uf) cho nên âm ly hầu như không... dòm thấy, không bị ảnh hưởng xấu đến công suất cũng như trở kháng tổng. Yes sir!
Cơ bản, trong cặp loa - loa Bass và Mid (chơi dải càng thấp) là driver ảnh hưởng và quyết định trở kháng để phối ghép với âmly, vì loa bass không qua tụ mà đánh trực tiếp từ âm ly - qua cuộn cảm thì coi như đánh trực tiếp. Có thể đo được bằng Omh kế.
Tại sao?
Hệ thống nghe nhạc hiện nay của chúng ta, các hãng đã thiết kế và định dạng đủ các tần số cao, thấp trong cặp loa chính của phòng nghe. Vì thế, chỉ việc ôm loa về và alê hấp! Bật lên và nghe thôi. Vấn đề còn lại là sau một thời gian chiêm nghiệm, người chủ muốn nghe đủ các tần số âm sắc mong muốn như trong catalogue nó quảng cáo thì phải ở mức volume chuẩn.
Chuẩn ở đây có thể là quá to đối với mọi người (cả người nghe lẫn người bị nghe). Hạ volume xuống vừa đủ thì các tần số suy hao hẳn, nhất là ở tần số cao nhất và thấp nhất (hạ âm trầm). Nó làm mất đi cái không gian tinh tế và gây cảm giác đơn điệu, mau chán vì cái linh hoạt stereo tổng thể bị hẫng khá nhiều.
Vì vậy, đầu tư thêm 1 cặp loa Super Treble (super tweeter, siêu treble) để lấy lại cân bằng âm trong phòng nghe cũng là 1 nhu cầu thực tế. Và các hãng cũng đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ cho dân chơi. Đây là những thương hiệu loa chuyên biệt, cao cấp và qua bộ phân tần chuyên dụng, cho ra các tần số cao nhất, bay bổng nhất chứ không phải là tần số treble cứng, chát, đôi khi có lẫn tiếng hát.
Vì thế, những cặp loa siêu treble này rất nhạy cảm, yếu tố nguyên bản là 1 yêu cầu bắt buộc và không thể bàn cãi.
Về nguyên tắc, đấu nối cho loa super treble hoặc treble thì chỉ cần cho qua 1 con tụ cản với chỉ số khoảng từ 1uf => 3.3uf là đạt yêu cầu kĩ thuật, cắt giảm hầu hết tần số thấp gây hại cho loa. Các sếp chú ý là mới tậu mấy cái loa trép, treble, siêu trép, super treble về thì tuyệt đối không được đấu trực tiếp vô dàn audio nghe thử tạm liền nhe! Phải kiếm con tụ cản hay phân tần cho nó rồi mới được thử gì thì thử. Nhiều ông nóng sốt quá táng vô nghe coi nó rú rí thế nào thì chỉ cần vài phút thôi, dù mở nhỏ rỉ rả nó cũng làm nóng cuộn côn và làm cho màng loa bên trong bị chai >> tính điệu đàng và bay bổng của siêu treble nó ngủm mất tiêu! Còn chọt volume to tí nữa thì em nó tai biến liền, khỏi hát luôn. Trong vài phút thất thần thì đầu óc của đằng ấy cũng tan rã theo.
Với chỉ 1 con tụ như thế thôi và chỉ số chừng 1uf thì có thể đạt âm trường vừa đủ đến vị trí nghe nhạc trong phòng. Âm trường vừa đủ rồi nhưng khổ nỗi lại lọt vào thêm tiếng mid cao vọng vào làm cho dàn máy có thêm phần gắt chói khó chịu => ?! Vậy phải hạ tụ xuống còn khoảng 0.5uf hoặc 0.47 uf cho nó bớt tiếng mid cao? Ok! Tiếng mid cao đã bớt rồi, rồi sao nữa? Âm trường tụt mất tiêu! Tiếng bị thu hẹp lại, muốn nghe thì kéo cái ghế lại gần cặp loa hơn nửa để thưởng thức super treble. Lúc này nghe tổng thể lại hết sướng. Cái treble nghe như bị... quấn lại.
Như vậy, nhiệm vụ chính của con tụ cản chỉ dừng lại ở mục đích bảo vệ cho cặp loa Treble đó mà thôi. Không có tác dụng làm cho hệ thống hay lên được.
Vụ này chừng vài thập niên gần đây, dân chơi audio Việt Nam không quan tâm và hiểu biết. Đấu nối đơn giản và nghĩ là dùng tụ cản chứ không nghĩ là phải có cái gì đó chuyên nghiệp hơn. Để rồi một thời gian ngắn sau đó đuối dần do hoang phí... và rơi rụng liên tục. Nghĩ rằng chỉ có thằng điên mới dộng thêm loa super treble (bổng cao) và super woofer (hạ trầm) vào hệ thống audio stereo 2 kênh cấu hình lớn (?!).
Chính vì thế mà tại sao ta lại có 1 phân tần đầy đủ Tụ - Cảm - Trở
Để cân bằng âm trường sau khi có thêm siêu trép sang trọng can thiệp vào hệ thống âm thanh sẵn có.
Trước tiên là chất lượng cao và đúng kĩ thuật nó bảo vệ hữu hiệu cái âmly và cặp loa super treble cực kì đắt tiền của các sếp. Vụ này quan trọng vì nhiều sếp đâu nối theo cảm tính gây thiệt hại nặng nề không khắc phục được như xưa.
Tụ để cắt ở điểm xác định tần số cao mong muốn và trường âm đủ mạnh để đến tai người nghe.
Cuộn cảm và điện trở để gọt dũa và cắt bớt đi các tiếng ồn ngoại ý mà tần số thấp thoát qua được, đồng thời dứt điểm luôn tiếng mid cao khó chịu kia bám theo dai dẳng như kí sinh trùng.
Dây nhợ đi theo bộ phân tần và siêu trép này các sếp nhớ nâng niu nó một chút nhé, vặn siết nhẹ tay (dây đồng dây bạc nó mềm dễ hư hỏng lắm), hạn chế vặt ra vặt vô gây đứt tao dây không tốt cho treble. Về mặt kĩ thuật, nhiều tao dây bị đứt trong sợi dây nó không phải làm mất đi công suất mà nó làm cho sợi dây mất sự ổn định của định luật dẫn truyền lí tưởng và gây phát sinh nhiễu ồn cho âm thanh đầu ra!
Thoạt tiên, khi nghe với loại phân tần này, chúng ta hơi hoang mang tại sao tiếng treble ra nhỏ và ít như vậy. Vì đây là phân tần cho siêu treble (super treble) hay treble gió (super tweeter) nên như vậy là đúng với tinh thần của tầng âm thiết kế. Vấn đề chính là cặp loa super treble các sếp đầu tư và ghép vào hệ thống sẵn có phải tương đối đúng với các cung bậc đẳng cấp tương đồng cho cặp loa chính.
Không phối ghép ầu ơ và tầm bậy vào rồi... chửi em!
Có nghĩa là nếu dàn loa thuộc loại thứ dữ thì cặp super treble cũng phải là 1 tay chơi có hạng. Dàn loa độ nhạy cao thì cặp super treble độ nhạy cũng đu bám theo một chút.
Đến khi nào thử tắt cái hệ thống super treble này mà cảm thấy thiếu thiếu gì đó trên tổng thể âm thanh, có cảm giác "mất sướng" là lúc đó sẽ thấy super treble quan trọng biết bao. Cũng như super trầm, siêu trầm, hạ âm cũng như việc cân bằng âm giữa các củ loa trong thùng loa, phòng nghe bằng phân tần, em sẽ bàn vào dịp khác.
Nói tóm lại thì với 1 bộ phân tần như ý thì các sếp sẽ thưởng thức hết cái hay, cái giá trị mà cặp loa super treble quí phái kia đem đến. Ở một góc nhìn tích cực hơn, không gian âm thanh dàn máy của các sếp hoàn toàn khác hẳn, thật rộng hơn xưa nhiều, hãy tập trung mà xem. Không cần phải nghiền ngẫm lâu. Trong đó, tiếng lung linh ở tầng cao thật hấp dẫn lạ thường.
Chọn các loại loa để khai thác hết cái hay của tần số cao (>7000hz: Super treble hay super tweeter) chúng ta phải quan tâm là dàn loa chính thuộc dạng nào và thể tích phòng nghe cũng là 1 vấn đề quan trọng để đầu tư cho đúng hơn. Tất nhiên, thương hiệu của cặp super tweeter luôn nói lên đẳng cấp và chất lượng chuẩn của nó.
Mọi yếu tố thử nghiệm bằng cách nghe người ta nói, rồi nhét thử 1 cặp treble trời ơi xí muội, cóc ổi mía ghim nào đó vào dàn máy rồi... suy diễn, rồi 2 thằng nói tầm bậy luôn!
Thông thường, các loại loa Super Tweeter, các hãng hay thiết kế dạng Horn (còi) có buồng nén (compresser) và bộ lõi từ hoành tráng để trợ lực tốt nhất: Đẩy âm cao đến tận tai chúng ta mà sự mai một là ít nhất. Âm cao đến tận tai chúng ta thật rõ ràng nhưng vẫn điệu đàng nhất có thể chứ không phải quá bén để làm mệt thính giác và cảm nhận thẩm thấu âm sinh học của con người. Các dạng lõi từ (nam châm) có thể có nhiều chất liệu khác nhau như alnicol hoặc ceramic hoặc gì gì đó nữa mà ta không biết hết hoặc biết cũng... hổng dám chơi - hehe. Lõi từ càng lớn thì độ dày mượt của âm cao càng dữ dằn!
Trong hệ thống của chúng ta, cặp loa hiện hữu có thể trình diễn tốt theo thông số của catalogue, là từ 20hz cho đến 16,000hz, có hãng ho một phát cho... dơi nghe chung luôn. Nhưng với điều kiện: Vặn volume hết ga, maximum! Ok, rồi sao nữa? Nghe sao nổi. Nếu vặn âm lượng xuống vừa đủ nghe thì tần số thấp - bass - bị loãng đi và tần số cao - treble - yếu xìu, cho đến siêu cao thì đâu mất tiêu?
Setup lại phòng nghe, bố trí lại các vật dụng, trang trí, kê kích sao cho thông thoáng để âm thanh được thể hiện tốt nhất
Nếu phòng khá lớn thì đầu tư thêm một thùng Sup Woofer để tạo tiếng nền (cực trầm, hạ âm) mà hệ thống không làm được với mức volume này. Nghe cổ điển, nhạc tình ca, nhạc vàng, không có tiếng nền thì... đi ngủ sướng hơn. Tất nhiên, cái con Sup Woofer phải là đồ dữ mới được (for stereo). Nên nhớ là khi setup cho ra được tiếng trầm hay nhất thì tiếng cao lúc đó nó đẹp nhất!
Setup lại phòng nghe xong và với mức volume "lịch sự" và đầy "văn hoá" thì tiếng leng keng, linh kinh, chìm lỉm thấy rõ. Tần số càng cao thì sự mai một là rất lớn. Tiếng treble hay siêu trép rất yếu để đi xa như tiếng Mid. Vì thế, chọn các loa có dạng còi horn và độ nhạy cao hơn và phối ghép cùng chung 1 âmly để nó phóng ra tốt ở mức volume này. Vấn đề còn lại là chất lượng và đẳng cấp của nó để thấy âm thanh phóng "phang", hay phóng "lẳng lơ" dễ chịu.
Các loại loa khác có độ nhạy thấp hơn như các loại dome, giấy, hay ribbon gì đó thì phải dùng âmly độc lập thì mới ok, đa số các dạng loa loại này thường phối ghép với các loa đời mới cao cấp và có độ nhạy thấp hơn.
Một khi đã setup phòng nghe một cách chỉnh chu và nghiêm túc thì các sếp sẽ thấy rằng sự đầu tư hơi tốn kém của mình thật sự là xứng đáng. Các sếp chú ý là phòng nghe không nên quá là ly kỳ, nhìn vô lạnh lẽo và mang tính chất... hù dọa, làm phân tâm người muốn thẩm âm. Cái quan trọng nhất là đừng làm cho phòng quá bị câm! Hút âm quá nhiều, thử vỗ tay nghe cộc lốc, lạnh tanh thì dàn máy xịn cỡ nào, siêu trép, siêu bass cao sâu cỡ nào cũng tiêu hết. Mọi con âm hiend nhất nó chui vô bông mút xốp trốn hết! Không còn cho chúng ta nghe và nhìn thấy nó nữa.
Với bề dày hơn 20 năm chơi và buồn đồ audio, kinh nghiệm đủ kiểu, tư vấn tùm lum, chém gió tràn lan... Hiện nay em vẫn còn... lui cui setup phòng nghe miết! Hehe.
GIA CÔNG HỘP CHASSISS THEO YÊU CẦU KHÁCH HÀNG
LIÊN HỆ TƯ VẤN KĨ THUẬT VÀ MUA HÀNG
Tư vấn kĩ thuật, phương pháp gia công, chia sẻ audio: 0908000055 / Zalo (Dũng Audio)
Nhận báo giá, đặt hàng và vận chuyển hàng hoá: 0902688294 / Zalo (Thư Nguyễn)
Quý khách đặt hàng liên hệ hotline Thư và chuyển khoản theo thông tin sau. Shop không ship COD (thanh toán khi nhận hàng).
Hoạt động: 8h30 đến 18h từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ Nhật
Gia công đấu nối chất lượng nhất by DũngAudio !
Bình luận