Các hiện tượng rung chấn trong mạch điện tử, mạch điện nguồn

Các hiện tượng rung chấn trong mạch điện tử, mạch điện nguồn

Nhiều sếp không thích xài trạm hàn và luôn định vị linh kiện trực tiếp vào các vị trí xung yếu và nhạy cảm. Điều này tuy đúng về mặt lý thuyết, định luật, nhưng nó hoàn toàn sai về thực tế và cách vận hành, sử dụng sau đó:

- Tác động nhiệt từ mỏ hàn lên linh kiện rất nhạy cảm, dễ làm hư hỏng các chi tiết nhỏ và mảnh.

- Các linh kiện đu bám nhau trên cùng một chỗ như ở chân đèn, trạm mass, chân biến thế rất ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn và sự liên kết chặc chẽ của dòng điện tín hiệu => tính thẩm mỹ và độ bền không có.

- Các linh kiện, phụ kiện phân bổ không đều, không thẩm mỹ, cũng tàm tạm. Nhưng sự dao động rung lắc máy, rung chấn cho cụm linh kiện này tạo ra hiện tượng Mechanical ringing có hại rất lớn cho âm thanh ra loa, và tất nhiên các rung chấn này cũng như các rung chấn cho mang vác, chuyên chở xa nó còn ảnh hưởng đến sức bền vật liệu nghiêm trọng. Nó tạo ra các vết nứt li ti trên dây, trên chân tụ, thậm chí còn làm nứt, rạn các mối hàm. Âm thanh sai lệch và ồn ào nghiêm trọng. Có rất nhiều các trường hợp các sếp chở máy đi lòng vòng để giao lưu, sửa chữa, ship đi xa. Khi về đến điểm tập kết và hát thử thì nó nín lặng hoặc gào la ỏm tỏi, bên hát bên không, bên nhỏ bên lớn, không còn được như xưa nữa thì ông sửa máy, ông bán máy, ông cho mượn máy, ông khoe máy lãnh đủ he he he.

Phân bổ linh kiện hợp lý bằng các loại trạm hàn, thi công cẩn thận và khoa học (play out) thì các sếp mặc nhiên là đang vô tình chuyên nghiệp hóa cho công đoạn chống ù, chống rung, chống mechanical ringing và bảo vệ giao thông điện từ, an toàn điện cho toàn mạch rồi đó.

Điều này ít DIYer nào biết, triết lý kết nối trực tiếp các thành phần, các phụ kiện trong quá trình DIY của dân chơi trên 90% là sai lầm rất lớn, sai lầm trong phát sinh ý tưởng, sai lầm trong chế tác, ai lầm trong cách sử dụng sau đó. Các hiện tượng vật lý tiêu cực nảy sinh từ từ và qua tháng ngày, nó tàn phá hư hỏng các giá trị âm thanh mà ta đã đổ nhiều công sức và tiền của ra để thỏa mãn ước mơ.

Các hãng, các DIYer chuyên nghiệp họ rất kĩ lưỡng trong việc định vị rất chắc chắn toàn bộ linh kiện trong mạch máy audio. Đó chính là uy tín, đẳng cấp, và cuối cùng là sự tôn trọng niềm đam mê audio của khách hàng.

Các sếp chú ý

Kĩ lưỡng chống chọi với các hiện tượng rung chấn trong mạch điện tử, mạch điện nguồn (mechanical ringing) mà quên đi yếu tố đầu tiên và tối quan trọng là đấu nối chuyên nghiệp cho điện nguồn tổng từ đồng hồ điện lực, thì mọi nỗ lực của chúng ta đôi khi... trôi theo con dã tràng luôn, nhất là ở các dàn audio cao cấp đến cực kì Hiend.

[​IMG]

Hiện tượng mechanical ringing này nó tăng theo cấp số... hủy diệt, làm cho âm thanh không còn tính chất trung thực và tự nhiên nữa.

CB điện, nhất là CB tổng nhà, chúng ta nên đút nhét và siết với 1 dây, không nên siết với nhiều loại dây vào cũng 1 lỗ siết, vì với tiết diện từng tao dây to nhỏ và đường kính lõi khác nhau nó bị chênh lỗ CB, thì sự truyền dẫn là không đồng nhất. Các tao dây không được siết chặt đồng đều, gây hiện tượng sinh nhiệt do mất cường độ, công suất cho dây sinh hoạt. Điểm đấu nối sai này nó tạo nhiễu xung kích dữ dội cho cáp điện audio đấu song song kế bên. Dàn máy sẽ có tiếng ù lạ, âm thanh rất tệ, rất đau đầu để tìm ra nguyên nhân này!

Các chú thợ điện muốn làm cho lẹ, múc tiền nhanh hay làm... ẩu! 

Ông chủ của dàn máy nghe lời bạn hữu, và huyễn hoặc cứng nhắc với một định luật vật lý truyền dẫn lý tưởng nào đó mà quên béng đi rằng đôi tay vụng về, không quan tâm đến sức bền vật liệu, không muốn đấu nối điện qua trung gian, không muốn đấu nối có nhiều đầu cos, trạm hàn. Chính xác đây là nguồn cơn của sự phá hoại khủng khiếp nhất, đa số cứ nhét dây trần vào rồi siết ốc. Y như đồ điện thời bao cấp! Các sếp nên biết rằng sự xung đột ấp do rung chấn điện từ bắt nguồn từ đấu nối ẩu nó tác hại gấp ngàn lần một mối hàn chì chắc cú.

[​IMG]

Giải pháp tốt nhất là dùng Domino đấu nối từ bên ngoài thật chắc chắn rồi sau đó dùng CB đóng mở là tốt nhất. Cũng có thể dùng Domino 60A làm trạm trung gian dưới đồng hồ điện lục để chia điện SH và audio đễ đảm bảo liên kết mối nối thật chắc chắn thì không còn lo nghĩ về sau nữa.

Rất nhiều sếp thắc mắc BACL 1kvA- 1,5kvA nhỏ gọn có thể dùng cho dàn audio gồm âmly và một lô máy phát nhạc trước đó được hay không?

Một bài toán kinh điển về công suất thì xin thưa: Dùng tốt hết! Nhưng có HAY không? Xin thưa: Hên xui và xui nhiều hơn, tốn tiền nghe lìu xìu. 
 
Dùng 1 lý thuất vật lý điện cơ bản tiêu dùng áp dụng cho vật lý điện tử có rất nhiều linh kiện vi khiển và đăt tiền, nhạy cảm bên trong.
 
Các sếp có bao giờ thắc mắc là bên trong con âm ly hoặc cục power nặng bà cố (hiend) thì cục biến áp nguồn của nó bự chà bá và chỉ dùng để nuôi đám linh kiện bé tí kia không? Tại sao hãng phải thiết kế như vậy mà không làm cục nguồn nhẹ, gọn và auto vol như mấy cái TV to đùng? Do muốn nó hát HAY và Dynamic mỹ mãn thôi!

Bình luận