Có nên nâng cấp các phụ kiện để được âm thanh hay hơn?
Về nguyên tắc vật lý thì tín hiệu sẽ có ảnh hưởng từ cực nhỏ (phono) đến nhỏ (CDP, tape) đến lớn (pre) và cực lớn (âmly - power ra loa)
Âm ly khuếch đại tín hiệu lên gấp hàng ngàn lần để nghe được từ loa. Tín hiệu nhỏ nếu bị biến dạng hoặc độ méo cao do nhiều nguyên nhân (CD rẻ tiền, dây IC không chất lượng, jack cắm lỏng lẻo và chất lượng chợ, bị nhiễu, chơi với CD Mp3,...) thì ra tới loa nó biến dạng cũng lên gấp cả ngàn lần.
Các linh kiện kết nối ở đầu cuối (tín hiệu cực lớn) thì ít ảnh hưởng hơn đầu trên
Tuy ít ảnh hưởng về độ méo tiếng hơn dây tín hiệu, nhưng nếu dây loa... tào lao thì xin lỗi, không thể nào chịu nổi. Các sếp đi ăn tiệc cưới hay bị tra tấn bới mấy cái loa. Loa chưa chắc dỏm lắm nhưng mấy các sợi dây loa đó chạy cả chục mét. Chắc chắn là tào lao nên nó mới la làng ỏm tỏi là vậy...
Dây loa cần thẳng thớm từng tao, chất lượng đảm bảo, nhản hiệu thân thiện thì vấn đề nằm ở chỗ hay hơn hay là không hay hơn, chứ không phải đúng hay sai nữa.
Vì thế, các loại jack cắm hay adaptor cho audio người ta thường chọn các loại chất lượng nhất, và tất nhiên là các chất liệu dẫn điện tốt nhất (vàng, bạc, đồng,...) với các bề mặt được xi mạ tốt nhất chống oxy hoá, để không bị mai một tần số cao - nó ảnh hưởng đến không gian âm thanh.
Xi mạ tốt nhất không có nghĩa là phải mạ vàng hay bạc mà với các loại phụ kiện phổ thông. Mạ Cr hay Ni cũng là một công nghệ quá tốt để chống lại yếu tố môi trường nóng ẩm, bụi nhiều như ở Việt Nam. Mạ Cr, hay Ni cho độ bền bề mặt cực cao, thoải mái cho các DIYer cắm rút liên tục mà chất lượng không giảm sút, không bị mài mòn nhanh.
Các dân chơi Audio Hiend với các máy móc đắt tiền và không có thời gian cắm rút liên tục thì đã có các phụ kiện mạ vàng - bạc để hoài không sợ ten (oxy hoá).
Còn dân chơi như đại đa số chúng ta nên suy tính một chút trước khi ra tay, bởi vì các loại mạ vàng và bạc như trên (rất đắt tiền) sẽ không chịu nổi khi các sếp cắm rút liên tục để "thẩm âm”. Các lớp vàng, bạc đó rất mềm và dễ bị mòn cho nên nó lòi... đồng ra hồi nào không hay, mà ten đồng chi cần 1 lớp mỏng thôi thì âm thanh khác liền cấp tự (oxit đồng không dẫn điện).
Cho nên, với các loại phụ kiện cho audio ngoài yếu tố hoá học ra thì yếu tố vật lý và môi trường cũng tác động không kém đến chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, tuỳ theo yếu tố cần thiết, quan trọng trong các hoàn cảnh và thói quen khác nhau mà chúng ta lựa chọn cho mình các loại phụ kiện sao cho kinh tế nhất, tốt nhất với dàn máy và hoàn cảnh hiện tại.
Tất nhiên, phần bên trong của các lớp mạ kia phải là kim loại đồng rồi, không thể khác được - tín hiệu Audio cực kì ghét kim loại sắt (Fe).
Ngoại trừ đối với các dàn audio hi end đắt tiền đến rất đắt tiền - mọi cái có... chuyên viên lo hết thì đối với các dạng cao cấp và phổ thông hơn, mọi vấn đề kết nối hãy chắc chắn cấu tạo bằng đồng và mạ tốt thì chúng ta có thể yên tâm chơi rồi.
Tất cả các linh kiện dùng để kết nối các tín hiệu audio, nếu đạt chất lượng và liên kết (cắm, hàn, siết ốc...) chắc chắn, cộng với chất lượng cao của cấu thành các dây dẫn sẽ cho chúng ta thấy hết các hay của âm thanh, cái đẹp của nhạc công, ca sĩ, cái tinh tế của đạo diễn, cái trình độ của phòng ghi âm,... Toàn bộ cái không gian âm thanh đó đưa chúng ta nhanh nhất đến cảm giác tuyệt vời của ÂM NHẠC mà ở đó, chỉ còn không gian và thời gian hiện hữu mà thôi.
Nếu chưa hài lòng ở một điểm nào đó, ví dụ như trội treble, trội trầm hơn thì ta nên hiểu rằng sự cân bằng âm đang có chiều hướng lệch nhẹ và có thể thay bằng các sợi dây có tiết điện hoặc thành phần hoá học khác nhau để chỉnh sửa nhẹ nhàng. Ở các dàn máy mà có sự cực kì không hài lòng về cân bằng âm thì đây lại là vấn đề khác, phải thay đối thiết bị như âmly hoặc loa mới khắc phục được, chứ không phải xuống cấp dây dẫn để làm âm thanh đục ngầu và túm tụm rồi cứ ngỡ rằng âm thanh... ngọt ngào ấm áp.
Khi nâng cấp lên các thiết bị cao cấp, mắc tiền hơn mà lại thấy âm thanh... dở hơn thì nên xem lại toàn bộ hệ thống - có một vấn đề nào đó trong phối ghép tổng thể mà ra.
Shop em có lượm lặt linh kiện từ nhiều nguồn khác nhau, bình dân có, cao cấp cũng có, nhưng với cấu tạo kim loại phải đủ tính chất cơ, lý, hoá để phục vụ audio với khả năng đến đâu cũng cố gắng tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho phép, được kiểm tra thường xuyên nguồn hàng nhập để bảo đảm tính chất ổn định của linh kiện audio. Kiểm tra không chỉ bằng cảm quan mà dùng hết các phương pháp cơ, lý, thậm chí cả bằng hóa chất mạnh.
Ngày xưa, các loại loa máy này dùng trong gia đình rất tốt với các tiêu chuẩn không khắt khe
Các sếp thân mến!
Ngày xưa, với các loại máy nghe nhạc 2 kênh dùng trong gia đình (đa số là đồ đèn với loa có độ nhạy cao, tới thập niên 70 có đồ bán dẫn với nhiều nút tinh chỉnh tá lả), đa số do các hãng sản xuất từ các nước tư bản cho nên chất lượng rất cao từ linh kiện điện tử cũng như design công nghiệp.
Âm thanh mộc mạc, trung thực, nhẹ nhàng có phần hanh hanh đúng chất analog. Vì vậy, đến ngày nay nó được dân chơi săn tìm vì chất lượng cũng như giá cả hợp lí của nó sau khi loay hoay với các dạng âm thanh bay bướm vài chục năm qua bởi các sản phẩm bán dẫn và muốn thay đổi định dạng âm thanh trong cuộc chơi audio và với tầm giá trung bình số đông hiện nay, với sự tình cờ - chất lượng hàng vintage 60s-70s lại thấy cao hơn hẳn.
Ngày xưa, các loại loa máy này dùng trong gia đình rất tốt với các tiêu chẩn không khắt khe - miễn nó không gây ồn nhiều và có âm thanh nổi (stereo) là khoái lắm rồi.
Các máy phát nguồn lúc đó chỉ có mâm dĩa nhựa hoặc cao cấp hơn là máy băng cối chất lượng trung bình (nên nhớ là Audio gia đình thành thử các mâm hoặc máy cối ít khi có đồ... dữ như hiện nay ta biết đâu).
Cho nên, độ ồn và chất lượng băng dĩa kém hơn làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng âm thanh.
Đó là đồ chơi cho giới trung lưu, số đông tuyệt đối quyết định sống còn của các hãng Audio.
Đồ chơi cho Tây, Đầm nhà giàu thời gian cũng rất dữ, rất cao cấp - từ dĩa nhựa đến băng cối đều nghe rất phê, nhưng giá trị từng cái máy bằng 1 căn nhà... đồ chơi đó ngày nay đến tay chúng ta với giá cả cũng còn ghê lắm, nhưng ráng với cũng... tới mà thôi!
Có nhiều lí do để khắc phục các yếu điểm làm ảnh hưởng đến tín hiệu
Cái này khắc phục với nhiều cách, nhiều kĩ thuật khác nhau mà trong đó, các loại biến trở volume cho âm ly, nhất là âm ly đèn, thường thì ở ngưỡng 500K đến 1M. Đến khi đã chuẩn hóa các linh kiện, đầu phát (CDP), phòng thu,... thì đa số ta thấy các ổ volume máy thường là dao động ở mức 100k - 250k và thậm chí 50k - 20k - 10k mà thôi.
Ngày nay, với các nguồn âm có định dạng Digital (CDP) âm thanh chuẩn, vô cùng tiện lợi và với cuộc sống hiện đại, nó đẻ ra thêm nhiều cách chơi chuyên sâu hơn cho âm thanh với các cách phối ghép và chọn lọc từng thành phần máy cũng như các nhãn hiệu rồi đan kết nhau để cho ra âm thanh như ý. Dân chơi khó tính hơn xưa rất nhiều, muốn nhìn thấy từng con âm nhảy múa trong phòng nghe nhạc của mình.
Thuật ngữ Audiophile, Hi end sử dụng nhiều hơn và làm mai một từ Hi-Fi huyền thoại
Chính vì các lọai đầu phát CDP và các phòng thu âm dành riêng cho audiophile với cái cách nghe âm thanh trong trẻo, êm đềm, có chiều sâu, không noise, ồn như các máy phát mâm, cối bình dân ngày xưa mà nó hình thành một cách chơi mới và một thị trương mới: Đó là chơi và nâng cấp linh kiện Audio! Và thực tế nó "Đúng" và "Hiệu quả" nó mang lại là vô cùng.
Chính là vì để đạt được yêu cầu âm thanh hay hơn với các dây nhợ, phụ kiện đời mới chất lượng cao mà hiện nay, dân chơi audio thế giới từ lâu đã mạnh bạo nâng cấp lại các cọc loa, RCA, Jack nguồn để chơi được nhiều loại dây, phụ kiện để thấy dàn máy mình trình diễn HAY nhất có thể.
Đại đa các máy Audio từ sau khi có đầu dĩa CDP (do 2 hãng Philips và Sony tài trợ!) ra đời thì đã có nhiều thay đổi lớn: Cọc RCA to hơn, cao cấp hơn, khoảng cách xa hơn để cắm được các loại dây audiophile.
Các loại âm ly, pre-pow thì các nút chỉnh ù xì, chỉnh tùm lum trước mặt máy đã được tinh giản tối đa vì công năng đó không cần sử dụng nữa (he he CDP hát êm quá! Ai chơi đồ bình dân thập niên 80s- 90s mới hiểu nỗi lòng này). Phía sau thì các cọc loa thay đổi ngoạn mục, từ mấy các con vít hoặc nhấn nhét với kim loại đồng mạ kẽm thì xuất hiện các cọc loa xiết vặn, cắm bắp chuối, càng cua lớn thật hoành tráng. Bên ngoài đuợc xi mạ tốt hơn để bảo vệ điện tích, bảo vệ vật liệu chống lại hoàn cảnh của môi trường.
Tất nhiên, đồ Đại cao cấp ngày xưa họ làm cũng dữ dằn. Nhưng với tính cách đại chúng thì không có. Ngày nay, với tính cách quần chúng hơn thì các hãng linh kiện đua nhau ra đời và tranh dành thị phần. Điều này chứng tỏ rằng, nâng cấp phụ kiện máy móc audio, đó là 1 thực tế đang diễn ra và con đường đi của nó hợp lý tới thời điểm hiện nay.
Các phụ kiện cũ xưa gắn sẵn trên máy cổ không còn thích hợp để phục vụ cho cuộc chơi audio hiện nay, các jack RCA cũng như cọc loa quá nhỏ và gần nhau hoặc có định dạng như hàng tiêu dùng phổ thông (gắn cho có!). Nếu ngại mất zin hay sợ sau này bán không được thì... thôi, khỏi bàn! Còn hầu hết, người ta đều chế tác, nâng cấp lại hết để thấy được cái giá trị đích thực về âm thanh của món hàng đó.
Muốn chế tác lại một máy audio mà không có điều kiện về đồ nghề tốt và khéo léo thực hành thì nên suy nghĩ lại
Điều cuối cùng cần biết là nếu muốn chế tác lại một máy audio mà không có điều kiện về đồ nghề tốt và khéo léo thực hành thì nên suy nghĩ lại. Nếu không ngon lành, đúng kĩ thuật và chắc chắn thì nó còn ẹ hơn nguyên bản!
Uyên bác, nhiệt tình, có trình độ => Lóng ngóng, thi công ẩu ==> Phá hoại!
Bình luận