Mẫu thùng loa cổ cơ bản dành cho loa full range hoặc đồng trục 12-15"

Mẫu thùng loa cổ cơ bản dành cho loa full range hoặc đồng trục 12-15" có độ nhạy cao - Nếu thích âm thanh nhẹ nhàng và thanh thản

Còn muốn lên A7 hoặc hơn nữa, có thể gắn luôn cái 416 hoặc 515b và gác cái còi trên nóc thùng và... quất luôn, phòng nhỏ dưới 25m2 là ngon lành, cái lỗ hơi sâu dần nếu thích bass nhiều. 

Chú ý kê cặp thùng lên khỏi sàn từ 10cm trở lên là ok.

Thùng chỉ cần sài ván 18mm là ok rồi, dày quá câm tiếng luôn chết. 

Đánh với đèn SE như 2A3, 300b lả lơi muốn... xỉu luôn. 

Em post hình để các sếp tham khảo chơi (kích thước tính lọt lòng).

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

[​IMG]

Bộ CROSS kinh điển và tuyệt hay cho củ loa ALTEC 604E - 605A/B - 604 G

[​IMG]

Còn đây là mẫu thùng Lancaster kinh điển của Tannoy, nhỏ gọn hơn. Có thể nghêu ngao với các củ loa fullrange độ nhạy cao 30cm.

[​IMG]

[​IMG]

XEM THÊM HÌNH

Tài liệu chỉ có tính tham khảo. Em không có nhận đóng thùng loa!

Tannoy Rectangular G.R.F.

Một mẫu thùng thật đơn giản nhưng thật hiệu quả cho các sếp thích thể loại âm thanh "trìu mến!" có thể gắn được cho tất cả các loại loa độ nhạy cao từ 30cm trở lên.

Chú ý, không nên đóng ván dày quá, thùng bị câm (nếu lỡ đóng rồi thì gắn loa khác. Độ nhạy thấp và chơi âmly sò mạnh cho nó tạo lại trầm he he).

Lại chú ý: Chơi tốt với các thể loại nhạc thong thả, tự sự, buồn chán chứ cho mấy ông bà showbiz vô hát là thua!

Các thông số tra trên net có nhiều! Các sếp chỉ cần chú ý cái lỗ hơi (lỗ thở...) bên dưới. Có thể làm sâu hơn (bớt tiếng mid) hoặc to ra (mid trầm nhiều hơn) và biến hoá để hoà hợp với căn phòng hiện hữu. Diện tích, thể tích lỗ hơi được tính toán để thích hợp với gu nghe và thể tích phòng chứ không phải đó là quy định của cái hãng sản xuất. Ai còn bảo thủ tới từng mm nguyên zin thì cũng có lí, đóng vài 3 cặp với 1 đống tiền thì cũng bắt đầu vừa ý.

Đóng thùng với các loại loa khác có độ nhạy thấp (<90db) và tính toán âm học trong các vách ngăn để có âm thanh mãn nguyện thì cũng rất là đơn giản... nhưng em thì... cóc biết he he he.

Xem thêm hình

Các bác đang hoặc chuẩn bị chơi loa Altec nên chú ý vài điều nho nhỏ và cũng rất quan trọng trong phối ghép hệ thống.

Loa bass thường hay bị tháo ra khỏi thùng để dòm ngó, kiểm tra xong rồi ráp vào... ẩu, bị sai Đỏ - Đen nên ngược phase => Ngồi ở góc phòng mới thấy bass.

Củ còi tháo lắp kiểm tra xong cũng bị ngược pha, tiếng cứng như... ngựa chạy trên đường nhựa.

Cặp củ còi với cặp củ bass lâu lâu cũng bị ngược phase... Bán đổ bán tháo sau 1 tháng mày mò...

Đừng tín ngưỡng quá vào mấy ông ngoại trời tây - mấy ông này cũng tháo ráp ì xèo rồi đem bán.

Mấy cái kèn đồ sộ thỉnh thoảng thấy ở trên net là để dành cho mấy ông kẹ nghe nhạc Jazz nặng (chỉ nghe khục khạc trong họng, lâu lâu đệm thêm 1 tí kèn trôm béc tẹc tẹc) hoàn toàn không thích hợp với đa số anh em chơi các loại nhạc "tình tứ" hiện nay (có lặng, có nổi, có sung, có xìu).

Màng nhôm của treble có những dấu nứt cực nhỏ do có vài lần cắm rút dây tín hiệu mà không tắt máy, lâu lâu nghe tiếng cao bị vỡ.

Màng giấy loa bass nhìn ngon lành, nguyên bản nhưng đã bị nhũn mềm oặc thì nghe ẹ nhất trên đời.

Màng nhôm củ 288 thì phải xoi mói tận bên trong, làm vệ sinh và cân chỉnh lại mâm DIA thật cân nếu đã tháo ra tháo vào, đảm bảo khi trình diễn không bị lệch âm cục bộ.

Củ còi của A7, có vài model thì trong buồn nén âm, trái khế bằng nhựa thoát âm có thể đã bị rớt nằm lỏng chỏng và tì lên dia nhôm, nghe bí chết!

Còn nhiều điều lí thú về các củ loa Altec Lansing, nhất là ở các đời trước 1970 và các series đỉnh cao thập niên 70-80.

Một driver Altec nhiều khi nhìn thì không được ưng lắm như màng giấy bị thủng, cấn một lỗ nhỏ và vá lại, diapham nhôm bị gãy râu nơi trạm, bị vài dấu cấn nhẹ. Nhiều đời phải thay viền nhún. Mấy cái này mặc nhiên vẫn còn nguyên bản vì nó không ảnh hưởng đến khả năng trình diễn âm thanh.

[​IMG]

Không nên đòi hỏi quá nhiều vào 1 hệ thống loa có độ nhạy cao như full range hoặc đồng trục, còi horn phải hoạt động được cho thật hay với tất cả các tầng âm trong Audio. Mỗi model có những thế mạnh khác nhau, khai thác được hết những thế mạnh đó là đã thành công hết xẩy.

Các sếp sau khi đã bị ấn tượng với dàn loa altec thì theo em nên lùng kiếm các cặp đồng trục của nó như 604E-605A-B... để thưởng thức cơ bản về trường âm đặc chủng của nó, đây là những cặp driver cũng không dể tìm nhưng rất xứng đáng. Dễ setup trong phòng nghe hạn chế, bộ phân tần của nó cũng thích hợp với không gian vừa và nhỏ.

Đối với các loại nhạc tiết tấu vừa và chậm ghép với các loại đèn SE thì nó dể hút hồn người nghe, nó cho ta 1 bài học thật đơn giản về âm thanh, như 1 giọng người đàn ông chửng chạc ở tuổi 40-50, khác với giọng anh ta vào lúc tuổi 20-25.

Cơ bản nhất, hãy kiếm một cái Sunaudio 300b hoặc 2A3 để thẩm âm và thưởng thức sự điệu đàng của âm thanh.

Khi nghiện nặng rồi thì người ta hay nâng cấp lên các loại drver hoành tráng hơn, lúc này thì với kinh nghiệm và trải nghiệm đã qua, sự thành công có lẽ sẽ dễ dàng hơn.

Đối với các loại loa vintage độ nhạy cao và thùng có kết cấu đơn giản thì sự phối ghép chỉ cần chú ý vài điểm thì sẽ thành công.

Gu nghe nhẹ nhàng, thích truyền cảm, không chú ý quá nhiều vào chi tiết âm và độ động

Độ đồng pha đối với các driver đang trình diễn, nôm na là đừng quá cứng nhắc về đỏ - đen trên các cọc loa. Có thể đảo đen - đỏ để nghe và thấy được cái sự "buông thả" nhẹ nhàng của các con âm.

Thể tích thùng loa + lỗ hơi + phân tần tương đối phù hợp với thể tích phòng nghe.

Dây dẫn không cần hoành tráng, to bự mà chỉ cần chất lượng với độ liền lạc trong từng thớ dây càng chuẩn càng tuyệt vời.

Cuối cùng là cái phân tần, như ở phần trên em đã nói, cùng với thùng loa và phòng nghe, phân tần là yếu tố quyết định đan kết toàn bộ hệ thống, với phòng nghe audio home (âm thanh gia đình) rất ít khi sử dụng 1 phân tần cơ bản (âm thanh... nhà hát) mà thành công vì nó cho ra trường âm quá rộng, gây khó chịu và mất cân bằng.

Một phân tần hoàn hảo thì ở đó đã có sự tính toán hoặc trải nghiệm dần để cho đến một lúc nào đó, mở volume thật lớn mà âm thanh vẩn được kiểm soát tốt, không ồn ào, nghe thấy càng "sướng" thì xin chúc mừng gia chủ!

Với phân tần altec thì nhiều khi phải chỉnh sửa, thay đổi vài trị số thì mới thấy dễ chịu đôi phần. Cuộc chơi rất dài, khó có thể từ bỏ, chưa có ai thành công mỹ mãn và cũng chưa có ai ghét bỏ nó hoàn toàn. Điều kì thú nhất của audio là sự dang dở trong quá trình tìm kiếm âm thanh tuyệt ý và tư duy audio định hướng hồi nào không hay.

Chú ý: Theo như người ta đã nói, khi bạn nghĩ mình đã đúng thì bạn đang bắt đầu... tẩu rồi đó.

He he em chỉ mới biết tới đó thôi! Có một điều em chắc chắn là một khi đã hài lòng với Altec Lansing rồi thì cái đầu dĩa CD kia các sếp sẽ không tiếc tiền để đầu tư. Kể cả cái mâm LP cũng vậy... Vài ngàn như chơi!

Xin đừng nên bàn lẫn lộn âm thanh và âm nhạc. Vì Âm nhạc và tình yêu là mãi mãi, không biên giới. Tranh cãi đến thiên thu.

Ở đây ta chỉ bàn đến âm thanh (audio) mà thôi, và âm thanh chuyên biệt phục vụ duy nhất cho âm nhạc: Cụ thể là cái CDP

Em ví von cụ thể hơn cho vui cửa nhà vì hình ảnh và âm thanh có nhiều điểm chung lạ kì.

Ví như người cầm máy ảnh là phòng thu. Máy ảnh là CDP. Người rửa ảnh hoặc đứng Lap là cái Preamp (đó là người tốt vì muốn chỉnh ảnh cho đẹp nhất). Cái máy rửa ảnh hoặc lap là cục power amplifier. Cuối cùng, bức ảnh là cặp loa.

Ngoài cái phòng thu âm ra - đẳng cấp của từng người cầm máy ảnh - quan trọng nhất là gì? Bức ảnh (cặp loa). Vì không có ảnh thì mấy cái kia chẳng biết đâu mà lần, vậy thì khỏi bàn!

Các thành phần còn lại thì cái nào quan trọng hơn thì các bác có thể tùy theo quan điểm mà đánh giá.

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như các nghệ sĩ - nghệ nhân chụp ảnh - ở đây chỉ bàn các hệ phổ thông. Vì vậy cái máy ảnh (CDP) cỡ nào thì đạt yêu cầu về kĩ thuật căn bản? Xin thưa: Cỡ nào cũng được hết! Có xanh, có đỏ, có vàng. Độ nét thì cầm máy cứng là ok, rủi có bề gì thì ông đứng lap (pre) chỉnh sửa lại 30 giây.

Còn muốn chụp một bức ảnh có chiều sâu, có linh hồn hơn, có nhiều điều cần gởi gắm hơn về kĩ thuật cũng như nghệ thuật thì các loại máy ảnh phổ thông thật khó mà đáp ứng được. Những cái này không thể chỉnh sửa bằng photoshop hay bất cứ gì khác. Vì vậy đẳng cấp của máy ảnh hay CDP rõ ràng là đã được công nhận từ lâu.

Một cái CDP càng đẳng cấp, các bác có thể thấy sự tương tác giữa âm thanh và cuộc sống nó gần gũi biết chừng nào. Có trước - có sau, có trên - có dưới, có nhẹ - có sâu, có nhộn - có lặng - có tĩnh. Uyển chuyển và mềm mại như cuộc sống trong gia đình, âm thanh hạnh phúc (audio home).

Phòng thu đã làm sẵn tất cả những gì cần có về âm thanh, để cho ra cái dĩa CD, LP. Điều còn lại là do chúng ta mà thôi.

Cái máy CDP cho chúng ta thấy được mọi sắc màu của cuộc sống - âm thanh! Tuy nhiên, CDP càng lớn thì mọi sắc màu ấy sẽ sắp sếp lại thật trật tự, hợp lí và cuối cùng cho chúng ta thưởng thức và cảm nhận một cách rõ ràng và dể hiểu hơn linh hồn của cuộc sống. Đó là âm nhạc!

Nếu loa và âm ly chưa hợp được với nhau thì mọi điều trên đều vô nghĩa!

Equalizer - EQ là 1 thiết bị để lọc ồn cho âm thanh phòng nghe, loại trừ các tần số cộng hưởng không mong muốn, vần đề là người chơi biết chỉnh sửa chỗ nào là hợp lí. Thôi thì cứ chỉnh thoải mái, miễn thấy vừa gu mình là ok rồi.

Và nó cũng là một thiết bị lợi hại dùng để chỉnh sửa, gia giảm hay tăng cường các tần số âm thanh còn khiếm khuyết trong bộ dàn không được vừa ý trong 1 không gian phòng nghe hạn hữu, phòng nghe hở (làm mất rất nhiều tần âm cộng hưởng). Như vậy nó cũng là 1 phân tần chủ động, can thiệp ít nhiều vào kết cấu kĩ thuật của cặp loa.

Nếu chúng ta nghe thiên về màu âm thì EQ cũng là 1 phương pháp hữu hiệu và đơn giản để biến hóa theo từng bản ca

Ngoài màu âm ra, trong âm thanh còn có chất âm và trường âm. Trong các dàn máy cao cấp, chất âm và trường âm là yếu tố quyết định để đánh giá đẳng cấp và chất lượng của dàn audio. Mọi sự rắc rối về độ ồn thì đã có phòng thu hiện đại ngày nay chỉnh chu cả rồi, vấn đề còn lại là phối ghép cho ra hồn nữa thôi.

Việc gắn thêm và EQ cho dàn máy này thực sự là 1 thử thách lớn đói với dân chơi lâu năm. Đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm trải nghiệm nhất định của chủ nhân, chỉnh sửa cho "đã", cho "đúng", hay là cho "phê".

Với một EQ (cũng giống như phân tần chủ động) mà chất lượng không tương xứng với dàn máy thì mọi sự bắt đầu rắc rối: Âm thanh khô cứng - Không gian bó hẹp - Đơn điệu khủng khiếp. Thoạt tiên rất có ân tượng với chất âm mới, nhưng càng nghe lâu thì cảm thấy mất sự thoải mái hẳn đi.

Công nghệ càng hiện đại và tiến bộ thì cái đầu nguồn (dĩa CD, máy CDP) đã cho ra mọi tín hiệu quy chuẩn và tinh tế. Vì thế, các hãng sản xuất âmly đã đơn giản hóa mạch đi rất nhiều lần (bù vào thì linh kiện càng xuất sắc). Loại bỏ dần quá trời các nút chỉnh tone trên mặt máy (cũng là 1 dạng EQ) đến nỗi chỉ còn cái nút volume và balance mà thôi.

Chơi EQ không hề sai, vấn đề còn lại là bạn có dám chơi hay không. Với 1 cái máy đắt bằng cả dàn máy cộng lại? Cũng như nghe stereo phụ thêm 1 sup điện mà sup điện phải cao cấp hơn cả cặp loa chính. Phối ghép thêm cấu hình cho dàn máy không phải là sai, mà yếu tố chính là không nên khập khiễng để dễ bị hiểu lầm công năng của từng món.

Trên đây, em chỉ bàn về sự chơi và trải nghiệm đối với cá nhân và với một thiểu số dân chơi audio mà thôi. Còn thực tế thì EQ đã đi sâu vào cuộc chơi của người tiêu dùng cả nước rồi, đi đâu, tới đâu, hễ nghe tiếng nhạc là em thấy có EQ trong đó rồi (nhất là mấy khu mua sắm). Âmly KOK cũng có EQ. Âmly cổ nhiều nút cũng là EQ. Hễ có nút treble - bass cũng là EQ. EQ muôn năm!

Nãy giờ em chỉ bàn cho dàn audio trong phòng nghe kín, trang âm qui chuẩn. Đối với phòng hở, mở toang cửa nẻo hay nghe ngoài sân thì EQ cũng như âmly có các nút tone và loudness thì cũng là 1 sự lựa chọn hợp lí.

Bình luận