Nhiều sếp hỏi em về cách chạy dây mass đất sao cho ổn và kinh tế nhất?

Hệ thống mass cho dàn audio nên đi riêng biệt với hệ thống mass toàn nhà, điều đó làm cho dàn máy của bạn hát hay hẳn

Nhiều sếp hỏi em về cách chạy dây mass đất sao cho ổn và kinh tế nhất. Mass đất cho dàn máy audio từ cấp độ Hifi trở lên đến Hi end thì chả có cái nào kinh tế hết ráo.

Các sếp cũng biết, người ta lúc thi công mạch điện dân dụng trong xây dựng nhà hiện đại thì sợi dây màu xanh lá được định dạng là sợi te (dây mát) và sợi này liên kết đến từng ổ cắm điện trong toàn bộ hệ thống, nó được tập trung về tủ điện chính và từ đây đấu vào 1 sợi dây to bự => chạy sâu xuống lòng đất thông qua 1 cọc đồng dài 1.5m - 2.5m... Đại loại là như vậy, và nếu người thợ điện am hiểu hơn thì họ sẽ mắc hệ thống mass này theo nguyên tắc hình sao. Mấy cái này các sếp tra trên net thì cũng dễ dàng thấy sơ đồ thi công.

Hệ thống mass trong nhà với đa số sử dụng các loại thiết bị điện gia dụng thì người ta ráp các loại dây kích cỡ trung bình, từ bằng đến nhỏ hơn 2 dây nóng và nguội, nhiệm vụ của dây mass này là truyền dẫn các dòng rò điện cao thế (110-220v) bất chợt xuất hiện khi có sự cố xảy ra.

Như các thiết bị moteur, máy giặt, máy nước nóng, tủ lạnh, chạy lâu ngày đây đồng chạm vỏ máy... có thể gây giật cho ai vô tình sờ vào phần kim loại trên thiết bị, nguy cơ đến tính mạng, đi nhanh xuống đất, tránh chạy qua cơ thể khi vô tình chạm phải. Các loại nhiễm nhiễu hoặc các dòng rò khác khác hầu như ít quan tâm đối với các thiết bị điện gia dụng này.

Về mặt vật lí mà nói thì đối với dòng rò rủi ro cao thế thì người ta tính rất... kinh tế rằng chỉ 1 sợi dây đồng nhỏ, kích cỡ 1mm là đủ an toàn, vấn đề còn lại là chất lượng sợi dây đó thôi - cũng có lí,nếu người thi công và sợi dây có...chất lượng như nhau (...quá hiếm) cho nên thêm vài mm tiết diện lại thấy yên tâm.

Trên đây chỉ là nói về nhiệm vụ của hệ thống mass gia dụng, mass an toàn điện cho các loại thiết bị tiêu dùng cơ bản trong gia đình. đảm bảo an toàn tính mạng. Tất nhiên, để an toàn tối đa hơn - ở mỗi khu vực trong nhà, từng tầng lầu người ta còn gắn thêm các loại CB chống giật với dòng rò khoảng 30mA.

Riêng về các sếp thường hay thắc mắc rằng mass đất cho dàn audio hay dàn phim yêu quí cũng có gì đâu mà rắc rối với nghiêm trọng?

Về mặt cơ bản thì nhiệm vụ dẫn mass cho gia dụng hay Audio thì cũng như nhau cả thôi - chống rò điện, gây giật hết hồn - cái này đúng nhưng cái thiếu sót thì lớn hơn nhiều.

Dàn máy Audio Home hay Home Theater là cả 1 hệ thống vô cùng tinh vi và đắt tiền. Đó là hàng tiêu khiển, hàng hiệu chứ không phải là hàng tiêu dùng phổ thông, mọi sự tính toán kinh tế về việc truyền dẫn mass ở đây hoàn toàn khập khiễng mà lại có thể làm xấu và dở đi công năng của hệ thống.

Khi dàn máy đang hoạt động thì phát sinh ra nhiều thứ dòng rò cực nhỏ vớ vẩn như xung điện từ, dòng fuco..., gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Nó cần chạy xuống mass đất để triệt tiêu.

Hệ thống máy Audio cùng dây nhợ cũng là 1 thiết bị anten khá lớn, nó bắt sóng cao tần như Radio, UHF, viễn thông... cũng làm ảnh hưởng đến âm thanh, nó cũng cần phải chạy xuống đất luôn qua dây mass.

Điện lưới cũng bị nhiễu điện khá lớn bởi các hoạt động của cộng đồng, khi qua các cục lọc điện, BACL, điện... dơ cũng đã được tách ra và cùng dây mass chui xuống đất luôn. He he tất cả đều phải được chui xuống đất và triệt tiêu hết, từ cao thế cho đến các dòng rò chỉ tính bằng mV và mA.

Tại sao dây mass cho dàn tiêu khiển này cần được quan tâm kín kẽ như thế? Vì ở đây, ngoài chống rò điện để an toàn (phụ). Thì cái chính, dân chơi muốn dàn máy mình hát cho thật hay. Và với cái lí do muốn hát cho hay thì cái gì cũng phải đầu tư tối đa mà thôi.

Dây mass cho dàn audio nên đi độc lập với mass gia dụng là lí tưởng nhất, kẹt quá thì đi chung cũng ok, nhưng phải biết chắc chắn là dàn mass kia trong nhà phải đúng là xuống đất theo nguyên tắc chớ nếu không được vậy có khi hổng có mass lại hay hơn. Nhiều sếp hỏi tại sao không vô sắt bê tông cột nhà?

Sắt bê tông cột nhà có chắc chắn xuống đất tuồn tuột 100% không? Chưa chắc!

Có thể được 30 - 50% và có thể 110v - 220v rò rỉ trôi qua được. Mấy cái dòng rò có hại cho âm thanh... ở lại, vì nó không đủ cường độ để thoát qua. Cộng thêm cái khung sắt của căn nhà (khung sắt bê tông căn nhà là 1 hệ thống khung angten khổng lồ hấp thu cực mạnh các loại sóng cao tần do hiệu ứng lồng Faraday) thì cái dàn máy yêu quí kia mà bảo rằng nó "hát hay" thì cần phải... xem lại trình thẩm âm của gia chủ. Nó chỉ có "ca ngợi" và hò la thôi, có khi khuyến mại thêm tiếng ù xì vui tai.

Đưa mass đất audio vô cột nhà, lan can, vô tường, vô ống nước là đưa mass chạy tầm bậy đó, đem máy test vô coi thì nó có thể báo… G good good chứ nó có biết báo Audio good good đâu. Các thủ thuật tiết kiệm hay chống đỡ kiểu đó có thể chỉ làm cho yên tâm về an toàn vật lý điện chứ hoàn toàn sẽ là cho hệ thống audio tệ đi mà thôi.

Khung nhà, lan can, ống kim loại dân dụng, cáp truyền hình cũng là một vật liệu thu hút cộng hưởng điện từ cực mạnh. Hiệu ứng vòng lặp Loop ground do các hiện tượng Faraday, khuếch đại tín hiệu cao tần, cảm ứng điện từ do sét tạo ra. Cho nên, muốn máy Audio không hư bất tử thì tránh mắc vào nhé!

Dây mass cho các loại dàn máy như trên thì nên chọn dây lõi to nhất có thể

To hơn cả dây nóng - dây nguội từ 1 đến 2,3 lần và các tao dây nên tơi nhuyễn hơn và lớp mạ kim loại bề mặt cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng truyền dẫn điện... dơ. Chất cách điện chống thông khí tốt nhất là mạ bạc.

Nếu dây đồng thì nên chọn các thương hiệu lớn, lớp nhựa cách điện cần đặc biệt quan tâm, vì đây bị thông khí gây oxuyt hóa bề mặt kim loại thì các dòng rò nhiễu rất ghét. Nó không trôi tụt xuống đất mà trôi vào hệ thống, để cuối cùng, cái âmly nó phóng to lên cả ngàn lần ra đến loa, nó níu kéo, nó làm tùm lum và âm thanh bị cứng ngắt, vô duyên.

Rất đông các sếp thường cho rằng tiếng ù xì là do nhiễm nhiễu hệ thống. Hễ không thấy ù xì dù kê tai sát loa thì yên tâm? Đó cũng là 1 cách nhận định còn nhiều chủ quan. Hầu hết các nhiễm nhiễu này chúng ta đều không nghe thấy nó trên nền âm thanh, nó tác động đến sự liên kết âm, làm cho không gian co hẹp lại, các tầng âm bị níu và lẫn lộn, mất đi sự tách bạch, tinh tế của từng nốt âm nhỏ nhất, mọi sự lung linh nhờ giao động tương tác của các tần số đều bị bí hoặc không thể hiện được. Trên hình ảnh của phim thì nó thể hiện ở phần noise, cực nhỏ với các gai nhỏ li ti. Nó làm cho hình ảnh yếu nét đi, làm mòn sự sống động và chiều sâu.

Vấn đề ù xì lớn từng chặp, từng chặp hay có vài tiếng lách tách - thậm chí ở nhà: Ù, đem đến chỗ khác thì ok, thì đó lại ở phạm trù khác. Đa phần, người ta gọi là sốc điện hoặc bị nhiễm điện từ quá nặng.

Đó cũng có thể là vấn đề phát sinh từ bên trong dàn máy như âm ly, pre chất lượng xuống quá nhiều, linh kiện lâu năm bị sai số hoặc hư. Dây nhợ quá tệ, lỏng lẻo tùm lum, cắm sai công năng.... tất cả các trường hợp này không nằm trong phạm trù của "vấn đề về nhiễu điện trong dàn máy" như phần trên đã trình bày.

Một khi hệ thống đã có phần chu đáo như thế thì điều gì sẽ đưa đến? Điều cơ bản nhất là nếu dường như không gian nghe có vẻ rộng rãi hơn, âm thanh tràn ngập tự nhiên, trung âm hạ giọng và có cảm giác thoải mái hơn... thì xin chúc mừng gia chủ.

Nếu dàn máy của bạn phối ghép với nhau cùng với phòng nghe chưa được hòa hợp nhịp nhàng thì có lẽ dây mass này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ an toàn điện mà thôi

Cuối cùng thì em cũng xin chốt hạ 1 câu kết: Nếu dàn máy của bạn, từ CDP, amly, dây nhợ đến loa phối ghép với nhau cùng với phòng nghe chưa được hòa hợp nhịp nhàng thì có lẽ dây mass này cũng chỉ dừng lại ở nhiệm vụ an toàn điện mà thôi. Yes sir!

Sự cố về loop ground noise

Dây nguồn tiêu chuẩn đã có sợi mass - dây AV (bông sen, RCA, balance, din 5) cũng có phần mass liên kết với nhau bên trong dây, cho nên không phải câu mass tùm lum trong dàn máy (mỗi máy câu thêm 1 sợi dây mass) là ok đâu! Coi chừng nghe dở ẹc. Nếu thấy có thêm ù xì thì cũng đừng nên ngạc nhiên.

Bảo vệ, an toàn thái quá cho dàn máy cũng là một cách... phá hoại âm thanh.

Nếu quá kĩ tính mà giăng dây mass khắp dàn máy thì cuộc chơi đang đi... thụt lùi các sếp nên biết rằng sợi dây nguồn 3 chấu và dây tín hiệu RCA, XLR cũng có dây mass kiên kết với nhau rồi.

Không nhất thiết phải câu giăng thêm dây mass cùng khắp, khả năng tạo sự cố loop ground: Một hiện tượng kích nhiễu gây ù đột biết trong dàn máy. Nghệ thuật của việc kết hợp dây mass đất, dây tín hiệu, dây loa, dây nguồn cho dàn audio cao cấp là nghệ thuật của sự chín muồi về cấp độ chơi audio. 

Để tìm hiểu cặn kẽ hơn vấn đề này các sếp tham khảo thêm trên mạng. Các dây nhợ tiêu chí audiophile, khi chế tác, gia công, người ta đã thực hiện tối đa nhất các cách chống nhiễm nhiều cao tần rồi thì chúng ta, lúc cắm rút cho dàn máy thì cũng nên biết rằng cắm rút sao cho hợp lí nhất để chống được cộng hưởng tự kích phát sinh thì cuộc chơi nói sẽ bớt uổng phí biết chừng nào.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống mass đất cho dàn audio để đạt được hiệu quả cao nhất và kinh tế nhất

Các sếp thân mến!

Để nắm được nguyên tắc thoát nhiễu cho dàn audio một cách tốt nhất thì chúng ta nên nắm được chút xíu thông tin về cơ bản của việc thi công hệ thống mass đất thông dụng hiện nay.

Mass đất cho hệ thống điện sinh hoạt trong gia đình:

- Đây là hệ thống thoát các dòng rò rỉ điện sinh hoạt (110v-220v, 5A-15A) xuất phát từ các thiết bị điện bị sự cố, lâu năm, chất lượng thấp, dòng điện nguy hiểm này có thể chạm chập ra vỏ máy và vô tình gây giật điện mạnh khi vô tình chúng ta sờ hoặc tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như máy giặt, máy nước nóng, tủ lạnh. có thể gây giật mình kinh sợ, thậm chí tử vong.

- Các sếp chú ý là dòng rò điện này là dòng có điện thế và công suất rất cao (220v - vài A cho đến hàng chục A) và có tần số thấp (50hz - 60hz).

- Chính vì điện thế cao, công suất mạnh và tần số thấp như thế cho nên với tính chất vật lý cho phép. Người ta áp dụng các vật liệu mass như cọc sắt mạ đồng và dây đồng tiết diện cứng với chỉ số AWG hợp lí là đạt yêu cầu. Thường thì dây 2.5mm đồng solid trở lên đến 3.5mm.

Nguyên tắc dòng điện tần số thấp di chuyển đa phần bên trong lõi của vật (dây) dẫn và dần ra bề mặt thì dòng điện có tần số cao hơn cho đến siêu cao (RFI - Radio Frequency Interference).

Chính vì lí do đó mà hệ thống thoát mass cho điện sinh hoạt trong GĐ chỉ cần đạt tiêu chuẩn cho phép về an toàn điện thì có thể sử dụng hoàn hảo trong mọi trường hợp phòng tránh rủi ro.

Mass đất cho hệ thống audio Hi end trong gia đình

Không như chúng ta thường suy diễn, mass đất cho hệ thống audio cũng không có gì khác biệt. Có chăng thì chỉ cần đầu tư các thương hiệu cao cấp hơn là đạt yêu cầu. Triết lý này tuy đúng nhưng lại là chưa đúng tính chất quan trọng nhất của định luật thoát mass cao tần.

Dàn Audio của chúng ta cần thoát mass nhằm mục đích làm cho hệ thống trình diễn âm thanh hay nhất, tĩnh nhất có thể.

Thoát mass ở đây là thoát các nhiễm nhiễu điện từ, nhiễu nhiễu cao tần (các tần số Radio, VHF - UHF, sóng vô tuyến điện...) bởi dàn máy của chúng ta cũng là một hệ thống ăngten khá lớn (nhiều dây nhợ, các vật liệu kim loại...). Các nhiễm nhiễu đối với radio, TV… đó là tín hiệu hữu dụng, nhưng đối với dàn âm thanh hi end của chúng ta, nó là kẻ thù trường tồn!

Các tín hiệu nhiễu này có tần số rất cao (ví dụ...99,9khz FM), nó nhiễm và di chuyển đa số trên bề mặt các loại vật dẫn điện như dây nhợ, vỏ máy audio. Các chất liệu dẫn điện càng cao cấp và càng tinh khiết thì năng lực hấp thụ sóng nhiễu này càng mạnh (bạc - đồng - nhôm).

Nếu không được thoát xuống đất hoặc mass đất chưa hợp lí thì hoặc hoàn toàn, hoặc một phần nhiễm nhiễu này nó thâm nhập vào hệ thống audio và Âmly khuếch đại chúng lên gấp hàng ngàn lần lẫn vào âm chính, làm cho âm thanh bị gò bó, cứng nhắc, mất đi biểu lộ cảm xúc gây thiếu nhạc tính trầm trọng. Âm thanh phòng nghe lúc này giống như đang biểu diễn mà thôi! Cộng với các nhiễu, cưỡng bức điện từ thì độ ồn âm học phòng nghe khá nhiều, gây khó chịu khi muốn thưởng thức âm nhạc lâu hơn.

Thường thì nội mạch trong các thiết bị audio như amly, pre, CDP người ta đã thiết kế và xây dựng phương pháp triệt tiêu các nhiễu điện từ phát sinh rất tốt. Càng Hi end càng chuyên sâu hơn) nhờ nguyên lý mạch cân bằng (đối xứng - balanced electricity grid).

Vấn đề của chúng ta (người chủ) là giải quyết triệt nhiễu ngoại vi một cách ngoạn mục nhất

Và Mass đất là dấu chấm hết cho mấy con vi trùng RF này (Radio Frequency). Các nhiễm nhiễu này thường thì nó có chỉ số điện thế rất thấp (vài mV) và cường độ bé (mA) và cái quan trọng là nó rất yếu để có thể di chuyển nhanh xuống cọc mass đất vì lý do trên. Xuống đất không tốt thì tất nhiên nó chui vào máy audio nhanh hơn.

Nắm được nguyên tắc các nhiễm nhiễu cao tần này rất thích di chuyển trên bề mặt cho nên chúng ta phải chọn các thiết bị cọc mass dất và các loại dây mass thật hợp lý, cộng với việc thì công, đấu nối hoàn hảo thì xin thưa! Number one con trâu luôn, khỏi cần chơi xả này hay xả kia cho rắc rối nhức đầu he he he!

Phương pháp thiết kế và xây dựng hệ thống mass hoàn hảo nhất, tối ưu nhất để xử lí tốt nhất nhiễm nhiễu điện từ

Các nguyên tắc cơ bản chúng ta cần nắm rõ để có thể xây dựng hệ thống tiếp địa, thoát mass, xả nhiễu cho dàn âm thanh hi end một cách hiệu quả nhất:

- Thoát nhiễu dàn Audio là thoát nhiễu cao tần, thoát các xung điện từ, cảm ứng điện từ có thể phát sinh nhiều tạp âm gây ồn ào, mất độ tĩnh lặng của âm thanh. Các dòng nhiễu điện phức tạp này rất nhạy cảm và khó di chuyển trên các hệ thống dây thoát mass chất lượng phổ thông hoặc tạm bợ. Lý do là chúng di chuyển đa phần ở bề mặt dây dẫn (dây càng nhuyễn và to thì càng nhiều bề mặt).

- Các thiết bị thoát nhiễu với các vật liệu dẫn và thu hút tốt nhất các dòng rò này thì hiệu quả vô cùng tận! Bạc - đồng - nhôm. Bởi thế cho nên các hộp cắm điện, BACL nó có các loại vỏ kim loại nhôm, đồng dày để tăng hiệu quả thu hút nhiễu điện về mass.

Yếu tố môi trường rất ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt kim loại sau khi đấu nối các thiết bị với nhau (nước, độ ẩm không khí, vị trí ẩm thấp). Nếu có yếu tố bất lợi thì sau 1 thời gian, các hoạt động bề mặt bị ngưng trệ ít nhiều do hiện tượng oxy hóa kim loại hình thành.

Tóm lại, thoát nhiễu cho dàn Audio khác hẳn với thoát mass cho điện gia dụng. Các sếp đã xây dựng 1 hệ thống mass cho điện gia dụng hoặc làm mass cho audio theo kiểu điện gia dụng, hoặc thậm chí cấu véo mass lung tung ở cầu thang, lan can, truyền hình cáp. Cho đến một ngày đẹp trời nào đó tình cờ thử các sản phẩm thoát xả mass phụ trợ, vá lỗi với các sợi dây cắm chất lượng và hoành tráng thì giật mình tưởng phát hiện ra... chân lý!

Không hẳn như vậy, cái đó nó chỉ ra hệ thống mass của chúng ta đang bị sai lệch và không đúng nguyên tắc truyền dẫn. Đã gọi là mass đất (Ground, "E"-Earth, Signal ground, Chassis ground, Earth ground) thì tốt nhất nó nên... xuống đất! Các thiết bị phụ trợ khác có tác dụng tạm thời khi hệ thống không thể nối đất, và không phải trường hợp nào cũng toại ý.

Chú ý: Các thiết bị sử lý mass, thoát nhiễu cơ động, mass box không xử lý được cao thế (220v) rò rỉ, cho nên lưu ý và để xa tầm tay táy máy! Sử dụng các thiết bị này trong mạch điện lưới bất cân bằng hữu hiệu hơn.

Hệ thống âm thanh vẫn chơi tốt khi chưa có mass đất

Thi công hệ thống thoát nhiễu cho dàn audio cần có sự đầu tư nghiêm túc và chỉnh chu. Mọi sự cẩu thả, làm cho có, bỏ mặc cho mấy anh "trùm điện" tự làm coi chừng ăn tiền, làm ẩu, lặn mất tiêu thì hiệu quả làm cho dàn máy hát hay hơn có thể có tác dụng ngược. Mass đất tốt thì âm thanh bay bổng và thanh thoát hơn do nhờ âm nền rất tĩnh vì tạp âm đã bị triệt tiêu.

Vật liệu cọc mass

Tốt nhất là chất liệu đồng nguyên chất (các loại cọc mass trên thị trường đa phần bằng sắt mạ đồng với giá cả chỉ vài trăm ngàn, đạt yêu cầu cho mass gia dụng). Dài từ 1,5m (vùng đất ẩm, ướt) đến 2,5m.

Vật liệu cọc này không nhất thiết phải là cọc tròn như ta thường nghĩ, các sếp có thể dùng các thanh đồng khối càng to càng tốt. Mua các loại thanh đồng công nghiệp rã máy chất lượng cao mà giá cả hợp lý => Thanh đồng này càng lớn thì tính chất hút nhiễu, xả nhiễu cho dàn máy càng mạnh.

Có thể chôn sâu hoặc đóng xuống rất dễ dàng vì sau lớp nền nhà là đất thịt rất mềm. Lấy một vật liệu gỗ hoặc nhựa chêm đầu cọc đồng rồi... búa, tránh hư, móp đầu cọc do đồng mềm hơn sắt.

Chú ý, đóng cọc nhú lên mặt sàn khoảng 20cm và gia cố bề mặt khô ráo (đổ xi măng) nhằm tránh hiện tượng ẩm mốc làm oxy hóa mối nối cọc đồng với dây tiếp mass sau đó. Cái này rất quan trọng. Đóng sâu xuống đất và nối dây,lâu ngày bề mặt và mối nối dễ bị hỏng do đất ẩm ướt thường xuyên. Mất tác dụng xả nhiễu cao tần (RFI).

Shop em có bán cọc đồng nguyên chất 99,9 đường kính 16mm, dài 2,4m. rất thích hợp trên các trường hợp này. Link sản phẩm: https://dungaudio87.com/products/cay-dong-do

Dây tiếp địa

Dùng dây to và nhuyễn nhất có thể (dây nhuyễn nhiều bề mặt, rất tốt cho thoát cao tần), chọn dây đồng tốt hoặc đồng mạ bạc. Dây càng to thì tính chất thoát nhiễu càng mạnh và nhanh. Độ dài tốt nhất tính từ dàn audio không hạn chế, dây càng to càng tốt, vô hình chung nó biến thành 1 khối kim loại đồng hút nhiễu.

Đấu nối đầu dây mass vào cọc tiếp địa cực kì quan trọng, các sếp nhớ quan sát thợ điện thao tác ở giai đọan này, lớ quớ 1 cái thì cả người lẫn của đi chỗ khác chơi luôn. Mối nối phải được gia công tiếp xúc tốt nhất có thể, bọc chất chống ẩm kĩ càng (keo silicon...) để qua thời gian dài chúng ta không phải bận tâm đến nó nữa.

Chú ý: 

- Đấu nối dây mass tổng vào cọc tiếp địa không nên dùng các phương pháp hàn gia nhiệt bằng các loại hóa chất, đèn khò, kim loại đồng bị cháy xém có khả năng biến dạng phân tử (Cu => CuO) rất không tốt cho truyền dẫn xả nhiễu điện từ. Phương pháp thủ công không gia nhiệtđược khuyến khích như siết ốc tán, siết cổ dê inox, bộ đồ đồng siết cọc bình ắc quy.

- Không chạy dây tiếp địa qua công tắc hay CB mà chạy thẳng vào đến bộ nguồn tổng hoặc ổ cắm tổng.

- Tốt hơn nên cho dây tiếp địa chạy hoặc luồn qua các ngõ ngách trong nhà ở các vị trí khô ráo.

- Nếu bắt buộc phải cắt nối lại dây thì dùng các phương pháp đấu nối tốt nhất và áp dụng kĩ thuật tăng sức bền bề mặt. Không dùng công nghệ se quấn bằng tay, dùng băng keo điện bịt mắt rồi hô hoán là good quá!

- Dây tiếp địa có thể đấu nối vào ổ điện tiêu chuẩn, tốt nhất nên đấu vào vỏ kim loại của bộ nguồn tổng như BACL, ổ nhôm. Từ đây, đó là điểm mass trung tâm cho dàn máy, mọi dây mass đề đổ về đây.

Chú ý không giăng thêm dây mass phụ tùm lum từ máy audio vào trung tâm vì dây nguồn chính của máy đã có dây mass bên trong rồi. Giăng nhiều dây mass tạo hiệu ứng mạch vòng (Loop) rất có hại cho âm thanh (ù xì lớn). nghệ thuật đấu nối dàn audio khoa học và hợp lý nhất để cho âm thanh tốt nhất khá dài dòng, em sẽ... chém gió riêng.

Bình luận