Ổn áp... Ổn áp? Các vấn đề về sự lỏng lẻo trong các kết nối nguồn tổng
Nguyên nhân gây điên cái vi mạch điều khiển ổn áp
Trong ổn áp cũng có 1 mạch vi khiển để kiểm soát điện thế ra của nó được chính xác theo lập trình có sẵn. Vì vậy, việc kết nối điện từ ổ tường, cầu dao vào ổn áp, các sếp phải biết chắc chắn là đã cắm hoặc siết thật chắc, ổ điện cắm lỏng lẻo có thể là nguyên nhân gây... điên cái vi mạch điều khiển ổn áp.
Các ổ cắm điện lỏng lẻo hoặc liên kết dây nguồn lỏng lẻo, quá nhỏ (kể cả âm tường hay lộ thiên) là nguyên nhân chính gây chết ngắc mấy con IC điều khiển trong thiết bị.
Sử dụng các loại ổn áp quá nhỏ (< 1kvA - 1000Va) cũng rất ảnh hưởng đến các linh kiện điện tử trong thiết bị, khi nhịp độ âm thanh lên xuống liên tục, Âmly ăn và rút điện nhanh, xả nạp y như... tiểu liên.
Gây hụt dòng (do công suất ổn áp nhỏ) và giảm áp tức thời, mạch ổn áp chỉnh sửa và quét liên tục đề đáp ứng đúng điện thế. Và trong quá trình đó, điện cung cấp cho âm ly biến thiên dữ dội.
Vậy thì em nào mỏng manh nhất, nhạy cảm nhất thì thăng trước (hư hỏng trước!) => IC nguồn, IC khiển đi trước là cái chắc. Ba cái vụ này, cầu chì vẫn êm rơ, chả bao giờ đứt, hehe vậy thì sắm cái ổn áp từ 5 - 7.5 kvA cho yên tâm nhé.
Ai chơi các loại power công suất cực lớn với các nhãn hiệu hi end thì cũng nên chú ý mấy cái vụ điện đóm này nhé. Có nhiều sếp cứ hư hoài bo nguồn của máy mà không biết tại sao, mà mấy ông thợ sửa chữa cũng chưa chắc khuyến cáo các sếp ba cái vụ này.
Khi nhấn khởi động Power, mạch nguồn hoạt động tức thì, rút điện thật mạnh và nhanh (lúc này đèn Dislay chớp chớp, đỏ đỏ) để nạp vào mấy em tụ điện tổ chảng trong máy. Nếu đang xài ổn áp nhỏ thì lúc này điện ra bị sụt áp dữ dội nên nó phải tự động chỉnh điện ra đúng điện thế bằng cách xoay chổi than lên vị trí cao hơn (ổn áp càng nhỏ, nó lên càng cao).
Đến khi đã nạp no điện, hệ thống điều khiển nguồn của Power ngắt chế độ nạp (đèn display hết chớp, hoặc chuyển sang màu xanh) thì lúc này chổi than trong ổn áp đang ở vị trí cao, rụt về không kịp (trong tích tắc, giá trị điện thế lúc này ở khoảng 250v - 260v) và với điện áp cao như thế trong vài phần của giây thì các con vi khiển trong bo nguồn sẽ ăn đòn ngay.
Và kéo dài từ ngày này qua ngày kia thì các em nó đem thanh khoản với tình trạng máy nguyên bản (đúng!) còn các mạch, bo nguồn hư tè le, chả ai quan tâm. Cứ thế chơi và lại... ổn áp nhỏ, và lại đem đi sửa và lại đem thanh khoản và lỗ 10%.
Cái vòng luẩn quẩn này kéo dài cả 1 thập niên (90s) cũng nó rõ là thời gian này, trình độ của dân chơi Việt Nam còn hạn chế vì thiếu Internet và chơi theo cảm tính là nhiều.
Ví dụ như đầu tư cho âm ly thì cực kì chăm chút, còn con CDP và dây nhợ mua cho có rồi chơi. Nghe nói có ổn áp đúng điện mới hay thì chạy đi mua cho nó có đúng điện, còn công suất thì bỏ qua, rẻ nhất có thể.
Cho nên cục điện trong ổn áp nhỏ hơn cục điện trong âmly là thường xuyên - hehe - thời gian này thợ sửa điện tử Sài Gòn có ăn lắm, đồ điện tử bị... điên nằm khắp và khẳm luôn.
Nếu không biết mua ổn áp bao nhiêu cho đủ thì các sếp tạm cân cái cặp CDP & âmly hoặc cục Power coi nó được bao nhiêu kg thì mua cục ổn áp bấy nhiêu kg, hehe đừng cắc cớ đem cái âm ly dế chút xíu ra đố em nha. Nếu cộng thêm chút đỉnh để sau này có nâng cấp gì đó thì càng tốt hơn.
Hệ thống nguồn, phích cắm ổ điện dỏm là nguyên nhân chính gây tiêu tùng dàn máy đắt tiền của bạn
Máy hư hoặc hát dở không phải vì dư thiếu vài ba vôn điện thế mà tiêu tùng bởi các cách cắm nối ổ điện lỏng lẻo, các thiết bị nguồn chất lượng thấp và công suất nguồn điện quá nhỏ không đảm bảo
Dàn máy của em chắc công suất cũng khá lớn..!!
Với mấy cục công suất lớn như thế thì vấn đề là mấy cái ổ điện, phích cắm và hệ thống dây nguồn đến dàn máy của các sếp phải chắc cú nhe, bởi vì nếu hát dở, bass ẹ, treble F5 thì từ từ cải tạo cũng được, chớ mà điện cắm lỏng lẻo thì ngủm củ tỏi hồi nào không hay. Khó bề mà phục hồi lại như cũ.
Không nên quá tin tưởng vào mấy em ổ cắm âm tường chất lượng mập mờ. Tải thì có thể đủ đó, nhưng liệu mấy cái mối nối điện trong đó có chắc chưa?
Nhất là hệ thống điện nhà lâu năm. Nó làm cho hệ thống nghe dở ẹc vì âm thanh "lỏng chỏng" và rền rĩ. Sao vậy?
Vì khi có nhạc với bass treble xập xình, cục power hay âmly sẽ làm việc với mức tiêu thụ điện bất ổn theo nhịp âm thanh trầm bổng dồn dập và có thể gây mất ổn định điện áp cho hệ thống (tần số âm thanh nhào lên, dội xuống cực nhanh với các tần số dao động từ 20hz đến vài chục Kz chứ không phải è è 50hz như các đồ dùng gia đình trong nhà).
Nếu các ổ cắm không được kết nối tốt và mấy cái phích cắm máy cắm vào không được chắc chắn thì luồn điện không cung cấp nhanh mạnh cho máy, gây ảnh ảnh hưởng lớn đến sự trình diễn của nhịp độ của âm thanh.
Cái âmly hoặc power hút điện nhanh và mạnh như thế trong khi điện yếu thì mấy con cd hoặc cái pre kia (cắm chung ổ điện!) cũng mệt mỏi theo. Nguồn không đủ mạnh thì ta không thể thưởng thức được hết khả năng trình diễn của dàn máy.
Muốn dàn máy chơi ổn định và không gian audio chắc cú, không méo và rền thì điện nguồn cho dàn máy nhất là cho âmly và power phải bảo đảm đậm màu chuyên nghiệp! Dây dẫn to - khoẻ, ổn áp hay BACL phải dữ nhất trong khả năng.
Vấn đề không phải điện thế chênh nhau 5V - 10V (đây là điều nhìn thấy được) mà nó nằm ở chỗ này (không kiểm soát được hay bị bỏ qua): Điện áp chứ không phải điện thế.
Dòng điện nhà nước (cả trăm Ampere) đi qua đồng hồ nhà còn khoảng 50-60A, từ đó chạy đến dàn máy qua nhiều hệ thống âm tường (với nhiều kiểu đấu nối cho gia dụng hoặc ẩu tả) có khi chỉ còn... 5A thì là chuyện bình thường.
Em hơi dài dòng vì tiện có nhiều sếp thắc mắc nên reply luôn 1 lần (he he he - mà em post cả chục lần rồi) có chi bậy bạ, các sếp bỏ qua... he he
Và cuối cùng, muốn được âm thanh hay thì ngoài cặp loa ra (thụ động) thì các sếp phải dồn hết tình thương mến thương vào con cd yêu quý kia (chủ động). Nó chỉ ho khẽ 1 cái thôi thì ra tới loa nghe như có bom nổ (vì âm ly nó sẽ phóng đại tín hiệu CD lên hàng ngàn lần).
Chính vì vậy, nếu cd bị nhiễm nhiễu điện thì làm sao hệ thống nghe hay được. Âm thanh dính chùm, nghe thấy đơn điệu, thiếu cá tính.
Nghe lâu một thời gian với một dàn máy đắt tiền nhưng điện áp yếu hoặc thiếu ổn định, tự nhiên thấy đơn điệu và hơi chán chán (hiệu ứng này cũng giống như phối ghép dàn máy không hợp lí).
Nghe được máy hoặc loa khác hát là lạ chút xíu tự nhiên cảm thấy hay hơn. Thế là đổi đồ lia lịa và lâu dần "tẩu" luôn. Mấy cha nội này uyên bác dữ lắm, cái gì cũng biết, cũng đã chơi qua hết, thuộc làu làu các chủng loại model máy, hehe! nhưng không biết rằng mọi tư duy audio và sự đánh giá chất âm này nọ đều bắt nguồn từ cái ổn áp... cùi bắp kia.
Khi nâng cấp hệ thống điện nguồn hoặc thêm lọc điện hay BACL vào nguồn và để ý mấy em cd, pre hoạt động, các sếp sẽ thấy không gian âm thanh khác hẳn hoàn toàn (hehe, chứ không phải cố nghe chất âm thay đổi) tiếng hát (mid) hạ giọng, thảnh thơi hơn - xung quanh cảm giác thánh thót hơn, âm nền nhiều cung bậc hơn.
Hehe, em thử rồi, nếu cóc thấy có thay đổi chi, em liền kiểm tra lại toàn bộ hệ thống coi coi có cái dây nhợ gì bị lỏng chỏng không.
Nếu vẫn vậy, em đi đổi loa hoặc âm ly vì 2 thằng này nó chỏi nhau là cái chắc. Trời ơi! 2 đứa nó mà trở kháng với dung kháng trẹo nhau thì bố bảo tụi nó hát lạnh tanh như cô thủ quỹ!
Mấy tiếng rột rẹt thỉnh thoảng nghe thấy thường thì không phải do nhiễu điện mà đó là do sốc điện do mấy cái thiết bị điện nào đó trong nhà hay ngoài đường gây ra, cái này không lo vì có 1 chút rồi sẽ hết.
Tiếng ù xì nho nhỏ chưa chắc do tác động từ bên ngoài mà do bản thân dàn máy gây ra thể hiện qua cặp loa có độ nhay quá cao (>95db), tụ rò hoặc khô cũng xì, hở mạch cũng xì, dây RCA lỏng lẻo cũng xì, mass thiếu, cái gì cũng có thể xì, he he. Nhưng nếu áp tai vào gần loa mới nghe thấy thì chả có gì phải lo.
Dàn máy đang chịu nhau và mọi âm thanh dù nhỏ nhất cũng được thể hiện. Với các thiết bị đời mới, hiện đại - nhà sản xuất làm tiêu tan mọi hồ nghi, các tiếng ù xì không có đâu, nhất là với âm ly đèn, khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng và... tuỳ gu thôi, có thể nhận thấy 2 cách xì khác nhau: xì hay và xì bệnh.
Như vậy, CDP hoặc với các máy đầu nguồn khác như tape, phono, ta phải săn sóc kĩ lưỡng hơn ông âm ly. Mọi cái chi tốt nhất là phải dành cho nó.
Các sếp ghé mua dây nguồn cho âm ly (âmly mắc tiền mà - hehe) em thường xúi cắm cho cd trước để có hiệu quả hơn. Kết quả em bán được... 2 sợi hehe.
Nói tóm lại, chúng ta thực chất là đang nghe dòng điện hát! Từ điện tường 220v AC cho đến dòng điện ra loa, cũng AC với từng vôn một, thì tất cả các thiết bị trên dòng điện đó chúng ta nên đầu tư tốt nhất có thể nhằm vào mục đích cuối cũng: Dòng điện đẹp! Âm thanh hay!
Cái khủng khiếp ở đây là dòng điện ra đến loa nó không phải là 50hz đều đều như cấp cho cái quạt điện (dể dàng tính được công suất cần thiết và hữu hình).
Mà nó dao động rất nhanh và cực nhiều các biên độ tần số, từ vài chục Hz cho bass trầm, cho tới cả chục KHz cho mid treble, dồn dập và nhanh lẹ như thế thì máy móc phải như thế nào, thiết bị, dây nhợ phải như thế nào để sắp sếp lại cái đống hổ lốn đó thành một trật tự lớp lang, uyển chuyển và đầy nhạc tính?
Hãy đầu tư trước các phụ kiện cho thiết bị điện nguồn thật ngon lành để sau này thẩm âm, đổi âm, test âm,... được chính xác hơn. Muốn cho cái kết âm thanh từ loa đầy sáng tạo và hoành tráng mà bộ nguồn phía trước (ổn áp, BACL, CDP) yếu xìu thì dộng cái âm ly dữ dằn vô nó cũng chỉ gào la rầm rĩ thôi chứ cóc có hát cái chi ra hồn cả!
Tầm quan trọng của ổ cắm âm tường
Có một vấn đề này các sếp nên lưu tâm chút xíu để không ảnh hưởng đến âm thanh trong phòng nghe nhạc yêu quí: Kiểm tra nguồn vào của các loại máy điều hoà không khí (máy lạnh) hoặc các máy công suất lớn chạy vù vù. Coi mấy anh thợ điện họ đấu dây vào đâu?
Nếu đấu vào CB tổng tầng hay tổng nhà thì good, đủ cường độ không gây nóng nảy cho các thiết bị truyền dẫn trong tường. Thường thì mấy ông thợ hay moi cái ổ âm tường gần nhất rồi quất vào luôn cho lẹ và gọn. Cái này cũng được nếu như lõi dây điện đủ công suất cho phép (?!).
Cuối cùng là nó sẽ ảnh hưởng cực kì cho audio trong phòng nghe: Nghe dở, nghe noise, nghe kì đủ thứ. Vì vậy, các sếp nên chịu khó đi dây từ ngoài vào cho máy lạnh cho nó dư công suất và không làm ảnh hưởng đến các thiết bị ổ cắm nội vi để dàn máy của chúng ta lúc nào cũng ngon lành nha.
Vấn đề vì sao phải như vậy thì dài dòng lắm, nói nhiều hoá nói bậy... Hehehe!
Nghe tiếng lách tách trên loa lúc trong nhà đang bật đèn ống (đèn huỳnh quang 1.2m) là do con chuột đèn (còn được gọi là tắc te - starter) nó chớp chớp gây khó chịu, cái này dễ! Chạy ra tiệm điện lớn mua ngay cái bóng led 1.2m Rạng Đông (bóng này cho ánh sáng rất tốt và mát nên giá hơi cao, đừng nghe quảng cáo hiệu khác của Trung Quốc, cứ Rạng Đông đập tới. Đem về, tháo con chuột quẳng qua lỗ bông gió rồi gắn bóng mới vào y như cũ.
Xong! Nếu rảnh quá thì tháo bỏ luôn cục ballast cũng ok.
Chú ý: Không nên khởi động các loại công tắc ổn áp, BACL, công tắc CB tổng,... mà khi đó, các nút nhấn Power của các máy audio đang ở chế độ ON như CDP, âmly bán dẫn, dàn HD,... hoặc các máy đời mới có linh kiện tinh vi như IC.
Với các thao tác cắm hoặc rút các phích cắm điện, jack RCA, bắp chuối loa, USB, jack 3.5mm phone,... xin hãy từ bỏ thói quen rung lắc lia lịa như đang nhổ răng!
Để độ bền và độ ôm sát của linh kiện bên trong không bị lỏng hở, làm mất tác dụng truyền dẫn, làm mất đi âm thanh hay hoặc hư hỏng các thành phần điện tử, vi xử lý bên trong máy, cố gắng dùng sức cắm rút thẳng tay, tịnh tiến theo hướng đi của jack, ít rung lắc thì các sếp yên tâm không bao giờ có chuyện hư hỏng bộ dàn audio yêu quí.
Các sếp nên chú ý về các danh định thông số trên các vật liệu, sản phẩm điện thông dụng và quy chuẩn trên thế giới
Các loại cầu chì, CB, EBL, aptomat... ví dụ nó có thông số 30A thì có nghĩa là dòng điện vượt tải 30A thì nó ngắt điện. Cho nên kết cấu bên trong của nó gồm các vật liêu có tiết diện hạn chế để chịu tải 30A mà các sếp cũng đã biết cầu chì 30A cái lõi nó to cỡ nào?
Chỉ chừng 1,5mm!
Các loại ổ cắm điện, phích cắm điện, đuôi cắm nguồn thường có danh định 15A 125V (1850w) hay 10A - 250v (2500w), thì có nghĩa là các loại sản phẩm này hoạt động êm đềm nhất ở danh định này chứ không phải là đã quá tải, tức là ở những trường hợp bắt buộc thì nó có thể chịu đựng công suất lên gấp nhiều lần (các thanh đồng trong ổ cắm và phích cắm, đuôi cắm rất to, to hơn nhiều lần cái cầu chì 30A bên trên).
Đồ gia dụng rất nhiều trong gia đình và các loại dây âm tường, các ổ cắm trời ơi hiện nay thì người ta ghi danh định như vậy nhằm giảm thiểu tối đa các sự cố nguy hiểm cháy nổ có thể xảy ra.
Riêng với dàn audio đặc biệt của các sếp đã được chắm chút kĩ lưỡng từ từng cọng dây nguồn tiết diện hợp lí, chất lượng ngoại hạng, từng cái ổ cắm delux, từng cái đuôi nguồn hảo hạng và mọi sự liên kết, cắm rút, đấu nối thật chắc chắn rồi thì em xin lỗi! Hệ thống này đạt được công suất truyền tải tức thời đến 50A ngọt sớt!
Có nghĩa là độ động âm học của dàn máy khỏi lo lẩy bẩy. Tất nhiên, 1 dàn audio lúc đang hoạt động bình thường và có cao trào thì tổng công suất hiếm khi lên đến 2000W. Các ổ cắm, phích cắm và đuôi nguồn dư sức đảm đương nhiệm vụ cung cấp điện sạch và khoẻ cho từng các modul phát nhạc và cái quan trọng hơn là cảm giác đuối điện là do tâm lý lo lắng do không nắm được hết các vấn đề tương tác dòng điện tiêu thụ tức thời của các thành phần máy audio.
Cục nguồn tổng như BACL hay ổn áp dù có công suất lớn (3kvA - 5kvA) thì không có nghĩa là bật ON nó 1 phát là tức thì nó ngốn 3-5kvA (3000 - 5000w như có nhiều người lầm tưởng (he he nếu có thì mỗi tháng trả 20tr tiền điện luôn).
3kvA hay 5 hoặc 8,10 kvA đó chỉ là công suất chịu đựng tốt nhất của biến áp. Công suất của dàn audio là công suất thực tế lúc đang hát với một mức volume nào đó. Công suất các hãng chú thích sau máy cũng chỉ mang tính chất tham khảo chứ các sếp có dám vặn... hết ga cho vừa với cái công suất quảng cáo đó không?
Nôm na, bản thân chúng ta với sức mạnh bình thường có thể nâng 1 vật 40-50kg di chuyển ở khoảng thời gian nào đó. Đó là lực cực đại.
Bình thường thì mỗi ngày đeo ba lô 5-7kg đi tới lui không hề quan tâm, khoẻ re như bò kéo xe! Thì với dàn audio, dòng điện tiêu thụ công suất cũng giống như vậy đó các sếp. Nhẹ nhàng như kiến càng! Chỉ khi nào do bị bệnh, cơ thể yếu đi thì mới sụt tải, không làm việc được. Ổ điện cũng vậy, bị lõng lẽo, cắm ầu ơ, ổn áp bé tí, dây điện tào lao thì ăn đòn ngay!
Các sếp lấy 1 đồng hồ đo voltage cắm vào ổ điện âm tường, cắm chung vào đo 1 thiết bị công suất lớn như máy khò, bếp từ, bàn ủi bự đề pa 1 phát rồi xem đồng hồ điện có bị tuột vôn không?
Nếu nó tụt quá 10v thì bộ nguồn âm tường này chỉ dành cho... chiếu sáng (?!). Cắm audio vào hổng hay! Còn nếu nó chỉ nhấp nháy ở dung sai 1-2v thì ok, có thể cắm dàn máy vô chơi được rồi.
Nếu chạy dây điện nguồn trực tiếp từ đồng hồ vào đến dàn máy với dây chất lượng rồi thì cũng thử 1 phát cho nó yên tâm, he he! không phải để kiểm tra dây, mà để kiểm tra coi cái ông kẹ kia đấu nối có ẩu hay không mà thôi.
Sự cố về loop ground noise
Dây nguồn tiêu chuẩn đã có sợi mass - dây AV (bông sen, RCA, balance, din 5...) cũng có phần mass liên kết với nhau bên trong dây, cho nên không phải câu mass tùm lum trong dàn máy (mỗi máy câu thêm 1 sợi dây mass) là ok đâu! Coi chừng nghe dở ẹc luôn, he he, nếu thấy có thêm ù xì thì cũng đừng nên ngạc nhiên.
Bảo vệ an toàn thái quá cho dàn máy cũng là 1 cách phá hoại âm thanh.
Bình luận