Phối ghép dàn audio Vintage - Dàn audio phổ thông hiện đại hơn
Với đa số dàn máy vintage phối ghép với nhau thường thì độ phù hợp giữa loa và âmly tương tác khá tốt vì âm ly thường là có các cổng ra 4-8-16 ohm rõ ràng và loa thì trở kháng đúng như danh định. Âm thanh hầu như thoát tốt và thoải mái, vấn đề còn lại là nó kêu như thế nào với chất lượng các linh kiện tụ tị, qua rất nhiều selector, biến trở và theo thiết kế mạch thời đó, thành thử âm thanh thoát ra tuy hay nhưng vẫn mất cân bằng giữa 3 tần số cơ bản.
Để cân bằng hơn với các tần số âm thanh mà ngày nay người ta chơi với CDP (thay vì các loại đầu phát ngày xưa) mà không muốn thay đổi hoặc mod lại linh kiện mới, thì phương án chỉnh sửa và cân bằng âm bằng dây dẫn cũng là 1 điều hợp lí.
Đối với các dàn máy đời mới hơn (khoảng thập niên 90 trở về sau) với các chỉ số kháng trở loa và âm ly hơi bị... mập mờ
Ví như auto ohm hay oto W và với các cách chơi chữ về độ nhạy của loa của các nhà hãng làm dân chơi audio tha hồ tiên đoán, phối ghép mò mẫm giữa âm ly và loa cho đến lúc nào là phê nhất, bởi thế cho nên đối với các dàn đời mới, các sếp phải tìm cho ra các giải pháp về nghệ thuật phối ghép âmly với loa sao cho oke salem rồi thì các loại dây dẫn nâng cấp sau đó nó mới phát huy hết tác dụng cân bằng âm và của đồng tiền mình bỏ ra.
Bởi vậy, sợi dây sếp hỏi bên trên hơi bị khó trả lời em chỉ review sản phẩm mang tính chất tham khảo, và hy vọng với 1 dàn máy cân bằng hợp lý thì sản phẩm tiệm em sẽ góp phần nâng cao chất lượng âm thanh đúng với nguyện ý của khách hàng.
Em thấy đâu đó người ta có nói rằng âm trầm (nền) với tần số cực thấp thì đó là dạng âm không định hướng. Vì vậy có thể để bất cứ nơi đâu trong phòng phim. Hiệu suất dưới 40hz rất thích hợp với âm trầm trong không gian HT và với âm cực thấp như thế thì không có hiệu ứng stereo, mà là mono. Vì vậy đa số hãng khuyên chỉ sài 1 cổng tín hiệu cho đường left và họ có ghi chú trực tiếp trên table RCA.
Các sếp không nên lẫn lộn âm trầm (nền) với âm Bass (có cung bậc cao hơn - có hiệu ứng stereo)
Trong không gian nghe nhạc thì cặp loa chính đã đảm nhiệm phần bass và nếu không được mở thật to cho đủ tiếng thì cái âm trầm là điều trăn trở của dân chơi Audio bấy lâu. Nếu biết cách, thì sup điện cao cấp thể hiện 1 âm nền nhẹ nhàng, ấm cúng trong phòng nghe mà còn lâu một cặp loa chính mới thể hiện nổi.
Sub điện nâng bậc lên đến trên 100hz tần số chỉ khi nào không có cặp loa main trong phòng phim vì bị hạn chế bởi kinh phí và đành chấp nhận với 1 cặp front khiêm tốn, bị thiếu nhiều tần số thấp. Lúc này có 2 cách đấu nối: Hoặc 2 sợi RCA cắm vào input. Hoặc đấu nối dây loa vào sub rồi dây loa lại ra với tới front.
Đấu nối loa sub với hệ thống âm thanh phòng HT là cả 1 nghệ thuật. Điều này đòi hỏi có chút ít kinh nghiệm xử lí audio. Nếu nghi ngờ khả năng của người bán hàng thì tàng thư VNAV sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức, chịu khó lục lọi xem.
Với dàn xem phim, bạn hãy lắng nghe âm trầm của cặp loa main xuống được tới đâu rồi chỉnh cho sup điện hòa quyện vào đó để thấy được một nền âm mạnh mẽ mà không được ồn ào là đã 90% thành công. Cái quan trọng cuối cùng không kém phần quyết định là phải quan tâm đến cái nút đảo phase 0 - 180. Trật 1 cái có thể bạn sẻ mất đi âm nền hoặc sẽ nghe được 1 thứ âm thanh thật sự bức bối và hổ lốn.
Để phát hiện thì đi quanh phòng thấy chỗ có chỗ không, nếu good thì bất kì vị trí nào trong phòng thì âm nền đều như nhau. Điều này cũng đúng và áp dụng với audio music khi phối ghép các loa bass với nhau nhất là DIY JBL – Altec.
Mấy tiếng rột rẹt thỉnh thoảng nghe thấy thường thì không phải do nhiễu điện mà đó là do sốc điện
Mấy cái thiết bị điện nào đó trong nhà hay ngoài đường gây ra. Cái này không lo vì có rồi sẽ hết. Tiếng ù xì nho nhỏ chưa chắc do tác động từ bên ngoài mà do bản thân dàn máy gây ra thể hiện qua cặp loa có độ nhay quá cao (>95db), tụ rò hoặc khô cũng xì. Hở mạch cũng xì, dây RCA lỏng lẻo cũng xì, mass thiếu càng xì dữ. Cái gì cũng có thể xì... He he, nhưng nếu áp tai vào gần loa mới nghe thấy thì chả có gì phải lo. Dàn máy đang chịu nhau và mọi âm thanh dù nhỏ nhất cũng được thể hiện.
Với các thiết bị đời mới, hiện đại, nhà sản xuất làm tiêu tan mọi hồ nghi, các tiếng ù xì không có đâu, nhất là với âm ly đèn, khách hàng khó tính nhất cũng phải hài lòng và... tuỳ gu thôi. Có thể nhận thấy 2 cách xì khác nhau: xì hay và xì bệnh.
Có nhiều sếp hỏi em rằng độ ồn trong phòng nghe ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề thưởng thức 1 bản nhạc. Nôm na rằng có thể trò chuyện khá bình thường trong khi dàn máy audio đang phát âm thanh với gain cao (mở volume khá lớn), và theo nhiều người cũng hay tâm sự là "nghe lâu không mệt".
Với sự suy diễn đơn giản như thế thì không tránh được những sự hiểu lầm không đáng có. Ở đây, chúng ta đang bàn về cái sự nghe (audio) chứ không liên quan đến thưởng thức âm nhạc. Khi mời một người hoặc một nhóm bạn đến nhà chơi và "thẩm âm" thì có nghĩa là 100% nghe và bàn luận về âm thanh chứ không thưởng thức âm nhạc. Đối với một dân chơi thực thụ, chỉ cần nghe được âm thanh thì họ có thể biết được trình độ hoặc gu nghe của chủ nhân và suy ra được dàn máy sẽ hát thế nào với âm nhạc.
Với trình độ cá nhân hiện nay của em thì nói đại như thế này, và thật là nôm na "nếu bạn vẫn nói chuyện khá bình thường trong phòng nghe khi volume mở khá lớn thì cũng xin chúc mừng gia chủ". Dàn máy phối hợp bước 1 (căn bản) thật hợp lí. Chưa bàn đến cái HAY.
Ở một dàn máy hợp lí thì điều tiên quyết là hạn chế thấp nhất độ ồn không mong muốn. Với nhiều cách xử lí khác nhau. Đơn giản và rẻ tiền, người ta can thiệp bằng cái lọc âm (equalizer) vì sự tinh khiết trong phòng thu còn hạn chế, nhà mình thì còn hạn chế hơn nữa.
Ngày nay, ở Việt Nam trình độ dân chơi audio đã rất cao. Chính sự phối ghép cân bằng, hài hoà và có sự liên kết hoàn hảo trong từng cụm máy audio thì chúng ta có thể thấy rõ một thứ âm thanh ấn tượng mạnh về cảm xúc chứ không phải về tinh thần và hiệu ứng nghĩa là đúng bước 1 trong setup trình diễn: "Vặn to không ồn".
3 yếu tố căn bản quyết định để được 1 dàn âm thanh vừa ý (stereo harmony)
- Trở kháng âm ly và loa phải thật phù hợp. Có sự tương đồng tối đa.
- Thể tích thùng loa, lỗ hơi và phòng nghe tương đối hài hoà.
- Trang âm chút đỉnh phòng nghe để triệt tiêu âm phản xạ ngoại ý - Dọn dẹp bớt mấy cái đồ trang trí có mặt bóng loáng đi chỗ khác chơi (Dội HF) - Các loại gấu bông trẻ nhỏ vất tùm lum (Triệt LF khiến phòng bị... câm).
Cái cách trình bày dàn Audio theo sở thích trình diễn âm thanh của mổi một cá nhân ở thời điểm hiện tại và có thể thay đổi dần theo quan điểm mới sau thời gian dài đeo đuổi audio. Đó là cái cách thể hiện sự trình diễn, cái cách nhả giọng của ca sĩ, cái cách hùng hồn của dàn nhạc. Chứ không phải cái chất âm, màu âm mà ta biết tỏng là không được tự nhiên qua 1 hệ thống điện tử! Đó chính là một cách mà có thể đạt được 1 thứ âm thanh tự nhiên và gần gũi - giống như trong 1 ngày, chính bản thân mình thể hiện.
Sở thích nghe âm thanh
Không phải chất âm - Mà là cách thể hiện âm, để lựa chọn âm ly và loa theo phong cách (nhạy thấp, cao. Loa nén, hơi, âmly sò fet, sò nhôm hay đèn).
- Mạnh mẽ, nhanh, rõ, dứt khoát: Nói chuyện với sếp hoặc chỉ huy! Dân chơi loại này thích các loại như Fet, Digital Âmly. Sự trình diễn cực kì bài bản, ít có khuếm khuyết.
- Thoải mái hơn, mạnh nhưng cũng truyền cảm: Nói chuyện rôm rả với bạn bè, đồng nghiệp. Loai âm thanh này nó ít đòi hỏi hơn các độ động chính xác - Các loại sò nhôm, sò công suất.
- Thoải mái, nhẹ nhàng, tình cảm. Lột tả bản chất: Tâm tình với bạn bè tâm giao, nói chuyện với ông bà - cha mẹ trong nhà (audio home) có thể so sánh với các loại đèn PP như EL34, KT88.
- Thoải mái, nhẹ nhàng, tình cảm và hơi uỷ mị một chút: Nói chuyện với vợ con... SE như âm ly đèn 300b.
- Đỉnh cao của trình diễn audio để đủ các cảm giác mà ban ngày ít gặp: Tâm sự với bồ nhí he he... Bao nhiêu độc dược của đèn đổ vào bằng hết.
@Các sếp thích chất âm xin bỏ qua chương trình này - hehe.
Nói như thế không có nghĩa là âm thanh từ TUBE là hay nhất - Cái sự hay thì bao nhiêu người chơi thì có bấy nhiêu cái định luật HAY khác nhau! Các sản phẩm công suất bán dẫn đồ gấu với âm thanh chuẩn mực hiện nay đều quá tầm tay với hầu hết số đông anh em chơi audio. Vài chục ngàn USD đến cả trăm ngàn.
Không thể lấy vài sản phẩm ầu ơ vài triệu hiện nay để đem đi so sánh với âmly đèn cũng vài chục triệu. Cái này là khập khiễng, nếu cùng năm sản suất thì đồ đèn này khỏi so nổi. Đa phần là năm sản suất chênh nhau khá lớn và vì vậy, cùng 1 giá tiền thì âm ly đèn vượt trội hơn ở cảm giác tận hưởng sự quyến rũ của audio home.
Bình luận