Tầm quan trọng của biến áp cách ly với dàn máy của chúng ta

Nên nhớ, dàn máy của chúng ta là nơi thể hiện tính biểu diễn của dòng điện

Có nghĩa là ta nghe dòng điện hát theo đúng nghĩa đen! 

Dòng điện tín hiệu trong dây RCA là dòng điện xoay chiều (giá trị mV & mA), dòng điện từ âm ly ra đến loa cũng là dòng điện xoay chiều (giá trị từ vài mV đến vài vôn & mA) và 2 dòng điện kia biến thiên dữ dội để thể hiện các âm thanh (20hz -> hơn 20kz) chứ không phải đều đều 50hz như điện đầu vào của điện lực.

Các thành phần trong hệ thống (nhất là âmly) phải hoạt động cực kì linh hoạt và đáp ứng tức thì các xung lệnh từ nguồn phát. Giống như chạy xe nhồi ga liên tục (trong 1 giây nhồi khoảng 10 lần!) thì công suất nguồn càng lớn càng càng đáp ứng lẹ và tốt hơn.

Các bài toán tính công suất cho dàn audio dựa theo catalogue rồi suy ra công suất cần có thì trật lất hết!

[​IMG]

Xung nhiễu thường có nguyên nhân từ những rối loạn trên đường dây dẫn điện. Tuy nhiên, tỷ lệ xung nhiễu sinh ra trên đường truyền tín hiệu trong hệ thống Audio cao cấp của các sếp là rất quan trọng để đánh giá sự cần thiết phải có thiết bị chống xung nhiễu trên dây dẫn tín hiệu. 

Bất kỳ dây dẫn nào cũng là nhà cung cấp tiềm năng của xung nhiễu, nguồn gây ra từ thông cảm ứng (inductive coupling) trong bất kỳ hệ thống nào.

Các thiết bị điện tử gồm: Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời, máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện, bóng đèn có Ballast, máy hút bụi, máy sấy tóc, máy bơm nước, máy giặt, tủ lạnh, tủ đá, điều hòa không khí,... sản sinh cực lớn các nhiễu điện từ trong hệ thống điện gia đình, ảnh hưởng ghê gớm đến các thiết bị điện tử vi khiển trong nhiều lĩnh vực.

Ở đây là nói đến tác động tiêu cực cho hệ thống xử lý âm thanh cao cấp của chúng ta, gây noise vô cớ, chất âm cứng nhắc, mất sự uyển chuyển vốn có.

Xung nhiễu thường có nguyên nhân từ những rối loạn trên đường dây dẫn điện. Tuy nhiên, tỷ lệ xung nhiễu sinh ra trên đường truyền tín hiệu trong hệ thống audio cao cấp của các sếp là rất quan trọng để đánh giá sự cần thiết phải có thiết bị chống xung nhiễu trên dây dẫn tín hiệu. Bất kỳ dây dẫn nào cũng là nhà cung cấp tiềm năng của xung nhiễu, nguồn gây ra từ thông cảm ứng (inductive coupling) trong bất kỳ hệ thống nào.

Ngày nay, thiết bị máy móc hoạt động với ngưỡng điện áp nhỏ dần (mạch dán, mạch 2, 3 lớp, vi xử lý chuyên sâu nhiều IC thay thế,...) điều đó có nghĩa là sự quan tâm đến những xung nhiễu nhỏ ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để ngăn chặn sự sai lệch trong dữ liệu. 

Phương pháp chống xung nhiễu theo lớp là cách thức lý tưởng, với lớp đầu tiên (BACL, lọc điện,...) sẽ giảm xung điện áp lớn đi vào đầu tiên, sau đó các lớp tiếp theo (trong mạch điện, điện tử) tiếp tục làm giảm điện áp này trước khi cho đi vào các thiết bị điện tử nhạy cảm.

Chống xung nhiễu trên đường tín hiệu (RFI) là rất cần thiết để bảo vệ các thiết bị nhạy cảm khỏi các dòng dữ liệu méo vỡ, ngăn chặn sự phá hủy đối với các dòng tín hiệu điện áp thấp, và ngăn chặn những con đường mà xung nhiễu có thể đi vào.

Tất cả các thiết bị ngoại vi, sinh hoạt trong phòng nghe, thậm chí trong toàn bộ gia đình không sử dụng các sản phẩm chất lượng thấp, rẻ tiền. Vì hầu hết các thiết bị này khi hoạt động - nhất là lúc tình cờ hoạt động hàng loạt và đồng thời - nó sản sinh rất lớn hiện tượng nhiễu điện từ (EMI) và các dòng nhiễu điện từ này đôi khi nó cộng hưởng lẫn nhau, khuếch đại rất lớn và có thể gây sai lệch hoặc phá hỏng các mạch điện tử vi khiển, vi xử lý trong Amly hoặc máy phát CDP, rất khó để sửa chữa phục hồi.

Các sếp có để ý tình cờ đôi khi tự nhiên các máy amly phim, đầu dĩa cd lăn ra chết não vô cớ chưa?

Ngoài sự cắm điện lỏng lẻo thì tác động do nhiễu điện từ gây ra cũng nguy hiểm không kém, nếu không muốn nói đó là nguyên nhân chính.

Một minh chứng nhỏ về tương tác nguy hại của nhiễu điện từ (EMI) 

Sét đánh! Các sếp nghĩ máy audio cao cấp hư do sét đánh trên nóc nhà mình à? Không hề! Cháy nhà luôn chứ hư chi!

Nó đánh cách đó cả mấy khu phố và tia sét chính (cả triệu vôn) đã xuống đất nhờ cọc thu lôi nhà cao tầng nhất, nhưng trong quá trình đó nó phát sinh cảm ứng điện từ (nhiễu) lây lan rất mạnh trong hệ thống lưới điện nhà nước và tình cờ dàn máy của chúng ta cũng nằm trong mạch lưới điện đó.

Nhiễu điện từ này nó vào tới ổ điện tường chui thẳng vào dàn máy, thiết bị hiend, mạch vi khiển, phá thủng IC nhỏ xíu, mỏng manh kia cấp kì. Những máy móc nằm ấp trong các tiệm sửa chửa lâu năm đa số rơi vào các trường hợp này.

Cắm điện trực tiếp vào ổ tường để tiết kiệm chi phí hoặc có độ động tốt thì có lẽ chưa được an toàn lắm trong điều kiện kinh tế và tư duy lối mòn trong điều kiện ở Việt Nam (xài đồ rẻ bất chấp).

Chống được các loại xung nhiễu đầu tiên thường là BACL - sau đó đến lọc điện (chống RFI và EMI) và cuối cùng là ở trên các đường truyền tín hiệu, dây dẫn nguồn.

Ngoài chất lượng nhận thấy được của các loại dây đẫn thì chính cái cách gia công, chế tác đúng kĩ thuật và lành nghề của một người thợ nó làm cho 1 sợi dây dẫn trở nên là một thiết bị chống được nhiễu (RFI), bảo vệ tín hiệu điện áp thấp để cuối cùng, cho một thứ âm thanh tinh khiết nhất đến được tai của chúng ta.

[​IMG]

Săn lùng một BIẾN ÁP CÁCH LY hàng trôi nổi trên thì trường hiện nay thì thông thường chúng ta thường chọn nó được cấu thành ở một quốc gia tiên tiến như G7 - G8 gì đó. Và chất lượng của chúng được quảng cáo hoặc thêu dệt qua quán cafe chém gió nào đó và sau đó thì được thẩm định qua... Google.

Ok, tất nhiên đó là một cục biến áp xịn rồi, điều mong mỏi tiên quyết đã thành hiện thực. Nhưng các sếp nên nhớ kiểm tra kĩ các công suất thật của nó nhé, chứ kẻo tưởng công suất lớn thật! Do đấu nối từa lưa để bán, hoặc trên tem hãng ghi công suất tổng như 2,5kvA hay 3kvA nhưng từng thành phần điện thế từng cọc điện có cái 2000vA, có cái 200vA thì chỉ có mà hớp gió.

Rơi vào các trường hợp này hoặc uyên bác quá tính dàn máy của mình công suất tổng 300W mua cục 1kvA đã là "Sáu bảnh" hehe. Chỉ chừng vài ba nốt nhạc là căm thù BACL đến tận xương tủy!

Vấn đề lớn nhất còn lại và vẫn tồn tại đến ngày hôm nay và nó làm cho rất nhiều sếp, có người thành công thật là "sướng". Có người chịu nhiều... đau đớn. Đó là phương pháp chế tác vào thùng, hộp, chassis đấu nối và tính toán từng thành phần cung cấp điện từ BACL ta từng ổ cắm điện, các cách đấu nối từ điện nguồn vào qua các thiết bị công tắc, lọc điện (?!), cầu chì, đèn báo.

Các hãng audio cũng đã cảnh báo, nếu chúng ta biết chắc tay nghề vững thì mới tự thiết kế và chế tác kẻo cái sản phẩm sau đó nó lại là nguyên nhân chính gây tiêu tùng dàn máy của bạn!

Dòng điện sau đó có thể đo được bằng các loại đồng hồ vol, các sếp có thể tự hào là điện ra đúng 100v, đúng 115v đúng 220v. Nhưng các vấn đề còn lại thì sao? Có đo được đâu mà thấy.

Tác hại của một dòng điện sau khi đi qua các mối nối tưởng ngon nhưng lại sai nguyên tắc, các loại dây ầu ơ, các điểm hàn chì cẩu thả, các phụ kiện gắn cho có, các phụ kiện thắt cổ chai, thêm thắt nhiều phụ kiện... hù dọa. 

Dòng điện 100v - 115v - 220v (đo được đấy tự hào!) sau khi đi qua cái thiên la địa võng kia thì giống như người bệnh ra gió. Không thể nào đủ áp và dòng ổn định để cung cấp cho cái cục amly, power rút điện nhồi lên, nhồi xuống nhanh còn hơn đại liên 12ly7. Không thể nào hay được và cái máy đang hát kia rất dễ "về nơi cuối trời".

Các sếp thân mến, em review như thế này không phải là để hù dọa các sếp để hòng dễ dàng bán được hàng (hehe hàng em "cháy" hoài và cũng không có nhu cầu PR hay bi-a gì.

Vấn đề là em đã cấp cứu và sửa chữa cho rất nhiều các sản phẩm BACL tự chế của nhiều sếp, từ hàng bình dân cho đến rất là... hi end! Không thể nào chịu nổi! Hehehe cứ hỏi động tới là đổ thừa "do anh ấy tư vấn và thiết kế (?!)". Anh ấy là ai? Là "Thánh!” 

Em nói xin lỗi là nội cái vụ bắt chước cho nó ngon như người ta cũng còn khó lắm chứ đừng nói là thiết kế với tư duy.

Tóm lại, hãy thật chu đáo, cẩn thận và hào phóng với cục BACL mới tậu được nhé. Vì chính nó là nguồn cơn cho cái dàn audio cả chục ngàn Trump của các sếp đó nhe! Dòng điện rất là lạ, nó giống như 1 bài luận văn trơn tru, đầy biểu cảm nhưng mắc vài và nhiều lỗi chính tả! Làm các sếp thấy ngứa mắt, khó chịu. Ấy cũng là tầm bậy rồi!

Nên nhớ, dàn máy của chúng ta là nơi thể hiện tính biểu diễn của dòng điện 

Có nghĩa là ta nghe dòng điện hát theo đúng nghĩa đen! dòng điện tín hiệu trong dây RCA là dòng điện xoay chiều (giá trị mV & mA), dòng điện từ âmly ra đến loa cũng là dòng điện xoay chiều (giá trị từ vài mV đến vài vôn & mA) và 2 dòng điện kia biến thiên dữ dội để thể hiện các âm thanh 20hz -> hơn 20kz, chứ không phải đều đều 50hz như điện đầu vào của điện lực.

Các thành phần trong hệ thống (nhất là âmly) phải hoạt động cực kì linh hoạt và đáp ứng tức thì các xung lệnh từ nguồn phát, thì công suất nguồn càng lớn càng càng đáp ứng lẹ và tốt hơn. Các bài toán tính công suất cho dàn audio dựa theo catalog rồi suy ra công suất cần có thì trật lất hết!

anhh said:

60Hz Sếp ơi PI............... EM!!!

Vấn đề của sếp cũng không có chi phải lo!

Các thiết bị máy audio sản xuất bởi các nước có dòng điện 60hz, nếu cắm điện (50hz) ở VN mà nó vẫn hoạt động bình thường thì vô tư xài tiếp đi các sếp - kĩ chút xíu thì giảm điện vào khoảng 5v - 10v (ví dụ 120v xài 110-115là ok) để hạn chế tăng nhiệt do biến áp nguồn trong máy nóng hơn một chút.

Các loại máy made in USA hay CANADA có điện thế 120v/60hz, đa số về Châu Á người ta thường tạo bộ đổi nguồn hay BACL cho dòng điện ra 110v hay 115v với chu kì 50hz để tạo cân bằng biến đổi nhiệt cho biến áp trong máy 120v đó.

Nếu cắm đúng 120v /60hz thì không vấn đề gì - đúng chức năng nhà sản xuất - nếu chạy điện ở VN, kiếm đúng 120v nhưng chỉ 50hz thì biến áp trong máy sẽ nóng hơn bình thường 10-15 độ C (các lá fe từ trong biến áp 60hz ít hơn 50hz cho nên nóng hơn là lẽ đương nhiên), thường thì người ta giảm điện thế xuống còn 110 hay 115v nhằm giảm chút ít nhiệt độ cho biến áp nguồn, tăng tuổi thọ cho máy - chẳng ảnh hưởng đến chất âm hay âm trường mà các sếp hay lo xa.

Biến áp 50hz có lá fe từ nhiều hơn loại biến áp 60hZ (vì vậy loại 60hz hình thức nhẹ gọn hơn và cùng công suất) cho nên biến áp 50hz đem qua Mẽo xài vô tư và... mát rượi.

Trên biếp áp ghi 50hz/60hz thì mặc nhiên người ta phải làm loại 50Hz rồi.

Các sếp có máy chạy điện 60hz về VN cắm điện vào... cóc chịu chạy thì xin chia buồn. Đa số các loại máy đời mới, chế độ bảo hành cực cao (cầu chì cực nhạy đứt vì ampe quá nhỏ) các loại chíp điện tử bộ nguồn phát hiện được điện 50hz cho nên cóc ra lệnh con khiển nguồn... enter! Có máy người ta ngắt cổ được con chip này và lừa cho máy chạy được 50hz, có máy thì không cho nên phải mua thêm bộ biến tần đắt tiền kèm theo để sử dụng.

Vấn đề về 50hz hay 60hz chỉ làm cho biến áp nguồn trong máy bị ảnh hưởng chút ít (nóng hơn), còn trong mạch điện tử, dòng điện AC đã được biến đổi thành điện một chiều (DC) hết cho nên hoàn toàn không ảnh hưởng. Đa số chúng ta vẫn đang chơi bình thường đó sao. 

Nếu nói theo các phương pháp lí tưởng về vật lí điện tử thật cao siêu (ví dụ như... NASA, y tế, in ấn) thì các máy chạy điện 60hz không nên chơi ở Việt Nam, vậy thì đem bán ve chai hết đi - hehe.

Tóm lại, các máy 60hz - đem về cắm ở Việt Nam mà chạy được thì ok rồi. Các sếp không cần phải quan tâm làm chi nữa (he he - cũng giống âmly - kê tai vào loa mà nghe ri ri nho nhỏ thì cũng đừng hoảng loạn mệt óc - bảo đảm dàn máy này nghe tốt rồi đó).

Cũng nói thêm rằng, điện 60hz cũng ảnh hưởng nhiều đến các loại máy khác ngoài audio - ví dụ như TV 60hz khỏi coi ở Việt Nam, các loại motor chạy điện AC trực tiếp vì nó sẽ quay chậm hơn với điện 50hz.

Trên đây là 1 ít kinh nghiệm lượm lặt đó đây, đúng sai cũng còn nhiều bàn cãi, các sếp đọc chơi rồi bỏ nhe.

Haha! Có nhiều sếp hỏi em sao dùng nhiều từ ngữ dân dã quá, không phù hợp với kiến thức kĩ thuật. Thì em chịu thôi! Theo em được biết thì 100 người chơi audio thì khoảng... 1 người rành kĩ thuật và các từ chuyên môn.

Vì vậy để gần gũi và thực tế hơn với đa số khách hàng, em phải viết bài sao cho nó mang tính đơn giản và thật dễ hiểu - gõ nhiều từ cao sang, tri thức quá thì em cũng cóc hiểu luôn - hê hê!

Hãy bình tĩnh nhận định vấn đề là tại đâu và điều trị đúng chỗ....

Một điều các sếp nên lưu ý - Nếu mọi vấn đề về phối ghép các tổ hợp cấu thành dàn máy chưa được ăn ý với nhau thì khi chuyển sang nâng cấp các phụ kiện cao cấp khác thì âm thanh có thể có kết quả ngoài ý muốn - có thể bộc lộ ra hết các khuyết điểm của hệ thống - hãy bình tĩnh nhận định vấn đề là tại đâu và điều trị đúng chỗ.

Thường thì đa số các trường hợp này là do trở kháng ra của âmly và trở kháng loa không phù hợp (có nghĩa là cặp loa không hợp với âm ly đó).

Phòng nghe: Yếu tố đầu tiên giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn các vấn đề về trình diễn âm thanh hoặc sự khác biệt sau khi nâng cấp các loại phụ kiện audio, biến áp, lọc nguồn.

Dựng 1 dàn máy sơ sài ngay giữa phòng khách hở trước trống sau và mất cân bằng ở 2 bên. 

Dựng dàn máy dưới gầm cầu thang cho gọn.

Dựng dàn máy ngay lối đi vì nhà nhỏ và chật hẹp.

Dựng dàn máy mang yếu tố trang trí là chính hoặc... dồn một đống thù lù để khè người khác... 

Các yếu tố này làm ta khó mà kiếm được một thứ âm thanh hay khi phối ghép các máy audio với nhau vì phòng nghe nó làm hư hoặc loãng những máy hay, tốt, hợp lí (và tự nhiên, nó làm cho chủ nhân thấy rằng máy công suất mạnh, có bass, trép, có nhiều nút tone hoặc loundness, chỉnh lên xuốn rõ ràng là thì ok salem liền).

Dựng một dàn máy đậm chất analog, âm thanh cân bằng, tự nhiên, nhưng chủ nhân chưa lãnh hội đủ tư duy audiophile, còn hoài niệm về phong cách cũ (trép bén, bass sâu, nhanh, mạnh, khí thế).

Các trường hợp này thì khi nâng cấp các phụ kiện Audio thì sẽ không thấy có tác dụng rõ rệt, khả quan hơn. Thậm chí nó phá hư thói quen cảm âm của chủ nhân và những nhận định chủ quan đó sẽ cho ta thấy ngay sự phối ghép và phòng nghe còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Một phòng nghe có sự sắp sếp nghiêm túc, trang âm tương đối (không yêu cầu phải quá là hi end như trên quảng cáo). Nếu mang tính cách Audio Home thì phòng phải kín và cân bằng.

Có một phòng nghe hợp lí rồi thì setup dàn máy cực kì dễ dàng - khó mà có chuyện nhận định máy audio của số đông dân chơi mà thua vài nhân vật nào đó tỏ ra uyên bác, nhiều ý kiến chủ quan và đầy máy móc.

Cách đặt loa: Cũng là 1 vấn vấn đề cần quan tâm, cặp loa cố gắng cho nó... nhìn thấy nhau - có nghĩa là hạn chế đồ vật hoặc kệ máy bít bùng chen giữa cặp loa. Nâng loa cao khỏi mặt sàn tạo sự thông thoáng đáy loa, thì tiếng trầm có nhiều cải thiện hơn.

Vấn đề còn lại là nên nâng cấp cái nguồn phát như CDP lên tầm cao mới. 

Trong hệ thống, ngoài cặp loa và cái phòng ra thì chính cái CDP (nguồn phát) mới là thành phần quan trọng nhất. Tất cả những gì đầu tư nâng cấp nên dành cho nó. CD bị nhiễu 1 thì khi ra đến loa nó đã được âmly phóng đại lên thành 1000 lần - làm sao hay được?!

Các quan điểm mua âmly mắc tiền và nâng niu và không coi trọng CD với các đầu phát khác thì sorry! Các sếp sẽ phải còn loay hoay đi tìm kiếm 1 thứ âm thanh hay miệt mài từ sau 1 bức màn mờ che phủ không biết đến bao giờ.

Chẳng lẽ chỉ thường thức âm thanh với các nhịp độ của treble-mid-bass và chất âm này nọ mà quên đi âm thanh còn có sự điệu đàng trầm bổng rồi để nâng lên hết cái tuyệt vời mà âm nhạc đã mang đến cho chúng ta?

Đầu tư một dàn máy audio thật tốt với các nhãn hiệu nổi tiếng - với cách sắp đặt các vị trí thật đẹp để chụp ảnh (!?) hoặc có tính thẩm mỹ nội thất mà không biết hoặc quên đi việc setup cho phòng nghe hay đầu tư phòng nghe hợp lí, đó là sự hoang phí vô cùng.

Cuối cùng, các loại ổ cắm và dây dẫn phải liên kết chặt chẽ với nhau, không bị lỏng lẻo, nhỏ công suất. Như vậy, đồ bền và sự mỹ mãn sẽ được nhận thấy.

BACL hay mass đất có tốt cả ngàn lần thì cũng chả có ăn thua gì nếu các loại dây nguồn, ổ cắm nguồn không có sự đầu tư nghiêm túc.

 

Đâu đó người ta nói rằng: "Đỉnh cao của âm thânh, đó là sự im lặng". Nhưng đúng nghĩa thì phải là: "Đỉnh cao của âm thanh đó là sự tĩnh lặng!"

Tĩnh lặng trong audio cũng như có 1 số người nói: "Cái nền nó... cực đen luôn nha!" Như vậy rõ ràng họ nói đến độ ồn trong không gian âm nhạc rồi. Độ ồn phát sinh do nhiều vấn đề. 

Tiếng dội ở phần Mid Hi, Treble. Tiếng ồn tần số cao do các thiết bị gây ra (đồ càng hẻo, tiếng càng ồn). Nhiễm nhiễu điện gây rung các tần số cao gây ồn. Và kéo sâu xuống phần mid low. Cái này bên nhiếp ảnh các bác ấy gọi là hình bị noise, còn out nét và công sô lây gì đó, bên đây gọi là... chói - hehe.

Độ ồn trong âm thanh cao cấp được biết đến bởi các khoảng lặng trong từng nốt nhạc nó thể hiện như thế nào, trong 1 đoạn nhạc có cả trăm khoảng lặng biến đổi linh hoạt và rất nhanh, vì thế nó dễ gây sự chồng âm hay níu đuôi nhau, nhất là ở các đoạn cao trào và nhịp độ hối hả hoành tráng của các dàn nhạc. Cái đó còn dễ phát hiện hơn, còn nếu như chỉ nghe âm thanh chậm rãi thì sao? Nếu càng tĩnh thì càng thấy nhiều âm nhạc hơn!

Nôm na hơn thì kiếm một cái máy nghe nhạc xách tay, mở nhạc lên rồi quẳng vào 1 góc tủ: Cái thứ âm thanh hổ lốn đó chính là các âm dội khủng khiếp trong vách tủ cộng hưởng với âm chính, các dôi âm cũng có thể gọi là độ ồn âm thanh.

Mà phòng nhạc của chúng ta cũng giống như 1 cái tủ lớn, vì vậy để cải tạo, nâng cấp và làm cho phòng nhạc chuẩn hơn thì chúng ta phải nên nhớ đó là làm cho phòng nhạc từ ồn đến bớt ồn và dữ hơn là hết ồn! Rồi sau đó mới tính chuyện nâng cấp các đầu phát cũng như loa đài lên đến tầm cao mới để lắng nghe và thưởng thức hết cái tuyệt vời của ÂM NHẠC mang đến cho chúng ta.

Nghe nhạc với 1 bài nhạc hay, ta cảm thấy vui vẻ và yêu đời. Nghe 1 bài nhạc hay trên một dàn máy audio cao cấp, ta sẽ không bao giờ quên được và cũng không ngờ mấy cái nhạc cụ cũng như các phương tiện kĩ thuật và câu chuyện nghệ thuật của mấy ông Tây bà đầm nó dữ dội đến như thế! 

Nếu bạn yêu âm nhạc, tiền thì rủng rỉnh, một ngày đẹp trời nào đó tình cờ nghe thấy được một thứ âm thanh phát ra từ 1 dàn audio đúng nghĩa thì có thể cuộc đời bạn sẽ bước sang trang mới, he he.

Nói riêng về nhiễm nhiễu điện từ trong audio thì nó làm độ tĩnh trong âm thanh bị suy giảm đáng kể

Vì vậy, setup dàn máy và phòng nhạc là công việc mà ta thường tính đến và nói là làm cho bớt dội có nghĩa sâu xa rằng đó là tìm kiếm sự tĩnh lặng. Và khi đạt yêu cầu rồi thì sẽ biết đẳng cấp của từng thiết bị trong dàn máy nhanh mà thôi.

Đơn giản, dễ hiểu: Khi các bác đi làm về mệt - mở máy lên - mở to lên, càng to càng tốt - nghe 1 hồi thấy mệt hơn. Đường còn dài lắm nhe Diễm.

Vặn to lên - Càng nghe càng đã - Nói chuyện với nhau không cần hú to thì xin chúc mừng.

Các sếp thân mến! Nhiễm nhiễu điện tần số cao trong dòng điện cũng như trong âm thanh nó làm cho phòng nghe của chúng ta dường như nhỏ hơn, ca sĩ của chúng ta dường như trẻ hơn, hát có vẻ... gồng hơn. 

Nếu 1 ngày nào đó, các sếp thử bộ nguồn có dòng điện tốt hơn và rồi thấy ca sĩ hạ giọng trìu mến hơn - phòng nghe thấy rộng ra, thì bộ nguồn đã phát huy tác dụng rồi đó.

Bình luận